Bổ sung vitamin K giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Bổ sung vitamin K liệu có giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch? Cùng Pharmacity tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của vitamin K đến sức khỏe tim mạch là gì?
- Vitamin K giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin K có thể giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng warfarin. Theo một nghiên cứu cho thấy rằng lượng menaquinone (một dạng vitamin K2) trong chế độ ăn uống cao có liên quan đến việc giảm vôi hóa mạch vành. Do đó, lượng menaquinone đầy đủ có thể rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Vitamin K giúp giảm nguy cơ đột quỵ: Vitamin K có khả năng giúp cải ngăn chặn tình trạng cao huyết áp bằng cách ngăn chặn quá trình khoáng hóa – nơi khoáng chất tích tụ trong động mạch. Điều này giúp tim bơm máu tự do khắp cơ thể.
Quá trình khoáng hóa tự diễn ra tự nhiên theo tuổi tác, và nó là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh về tim mạch. Do đó, bổ sung vitamin K đã được chứng mình có thể giảm nguy cơ đột quỵ.
- Vitamin K giúp ổn định thời gian đông máu của warfarin: Các bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin thường được bác sĩ yêu cầu giảm lượng vitamin K vì người ta tin rằng loại vitamin này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Điều này là do vitamin K tương tác với quá trình đông máu của cơ thể và có thể can thiệp vào đặc tính làm loãng máu của thuốc.
Theo một thử nghiệm lâm sàng mới, những người dùng warfarin nên được bổ sung thêm vitamin K trong thực phẩm mà họ ăn hàng ngày. Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đầu tiên thử nghiệm cách những người dùng warfarin phản ứng với sự thay đổi trong chế độ ăn uống, khi lượng vitamin K tăng lên.
Nghiên cứu theo dõi gần 50 bệnh nhân có tiền sử không ổn định về chống đông máu, tức là cơ thể họ không có khả năng duy trì mức độ đông máu ổn định. Một nửa số người tham gia nghiên cứu được tư vấn chung về dinh dưỡng; một nửa còn lại được tư vấn ăn tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin K.
Sau hai tháng nghiên cứu bắt đầu, kết quả cho thấy 50% người tham gia tăng lượng vitamin K trong chế độ ăn có thể duy trì mức chống đông máu ổn định. Trong khi đó, chỉ 20% những người được tư vấn dinh dưỡng chung có được sự cải thiện tương tự.
- Vitamin K giúp cải thiện độ nhạy insulin: Trong một thử nghiệm mù đôi ngẫu nhiên, có đối chứng kéo dài 3 năm trên 355 bệnh nhân, vitamin K đã được chứng minh giúp cải thiện đáng kể độ nhạy insulin, giảm sự tiến triển của tình trạng kháng insulin ở nam giới mắc bệnh tiểu đường.
Tại sao bổ sung vitamin K giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học còn cho thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung đầy đủ vitamin K và việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dưới đây là một số cơ chế chính giải thích cho lợi ích này:
Ngăn ngừa vôi hóa động mạch:
- Vôi hóa động mạch là quá trình tích tụ canxi trong thành mạch máu, làm cho mạch máu cứng và hẹp lại. Đây là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Vitamin K giúp kích hoạt một protein gọi là protein MGP (Matrix Gla protein), có khả năng gắn vào canxi và ngăn ngừa tích tụ canxi trong thành mạch máu. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin K giúp giảm nguy cơ vôi hóa động mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông:
- Cục máu đông là những khối máu đông lại bất thường trong mạch máu, có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp đảm bảo máu đông lại khi cần thiết và tan chảy khi không cần thiết.
- Bổ sung đầy đủ vitamin K giúp đảm bảo quá trình đông máu diễn ra bình thường, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Cải thiện chức năng nội mô:
- Nội mô là lớp tế bào mỏng lót bên trong thành mạch máu. Nội mô khỏe mạnh giúp điều hòa lưu thông máu, giảm nguy cơ viêm và ngăn ngừa hình thành mảng bám trong động mạch.
- Vitamin K giúp bảo vệ tế bào nội mô khỏi tổn thương do oxy hóa và cải thiện chức năng nội mô, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường:
- Tiểu đường là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các bệnh tim mạch.
- Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin K có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tim do tiểu đường.
Có thể bổ sung vitamin K thông qua thực phẩm, chế phẩm gì?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin K của cơ thể ở thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi cần 120 microgram/ngày.
Những thực phẩm giàu vitamin K gồm:
- Rau cải bó xôi: Cho dù ăn sống, luộc hoặc nấu chín thì rau bina (cải bó xôi) luôn là một siêu thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin K.
- Basil (húng quế): Với 1 muỗng cà phê bột quế khô mỗi ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin K của bạn.
- Cải xoăn: Cải xoăn là một loại rau xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm cholesterol, ngăn ngừa ung thư, đặc biệt nó rất giàu vitamin K.
- Bắp cải: Nếu không thích ăn cải xoăn thì bắp cải là một lựa chọn thích hợp để bổ sung vitamin K. Mặc dù bắp cải không chứa nhiều vitamin K như cải xoăn khi hàm lượng chỉ bằng một nửa song một nửa chiếc bắp cải cũng giúp cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết trong ngày.
- Mù tạt: Mù tạt là một gia vị ăn kèm đặc biệt của nhiều quốc gia châu Á, cũng là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời giàu vitamin K.
- Mùi tây: Mùi tây tươi thường được sử dụng như một loại rau thơm gia vị và để trang trí thức ăn mà ít ai biết được chỉ cần hai muỗng cà phê rau mùi tây đã có thể đáp ứng nhu cầu vitamin K cho một người trưởng thành trong cả ngày.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau được nhiều người yêu thích, có nhiều công dụng với sức khỏe, phòng chống ung thư, chống lão hóa và các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, bông cải xanh còn là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K.
- Măng tây: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn một vài thân cây măng tây có thể làm tăng lượng đáng kể các vitamin, đặc biệt là vitamin K.
- Cần tây: Cần tây là một loại rau tuyệt vời, có mùi thơm và vị rất ngon, nó vừa giàu chất xơ vừa chứa nhiều vitamin K.
- Cây ngón tay: Loài cây này phổ biến hơn ở các vùng người Hindi, nó được ghi nhận là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K.
- Dưa chuột: Dưa chuột chứa rất nhiều vitamin, trong đó có vitamin K, đây là loại thực phẩm rất dễ ăn.
- Rau xà lách: Bất kỳ giống rau xà lách nào cũng đều dồi dào vitamin K. Do đó, nên ăn các loại salad mỗi ngày để bổ sung đủ lượng vitamin K cho cơ thể.
- Cà rốt: Giống như dưa chuột, cà rốt cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin K và có thể ăn trực tiếp không cần chế biến.
- Trứng: Ngoài các loại rau màu xanh, có một vài thực phẩm khác giàu vitamin K như trứng. Đặc biệt, loại vitamin này có nhiều trong lòng đỏ trứng.
- Ớt bột: Nhiều người cho rằng ăn ớt bột rất nóng, nhưng đây cũng là gia vị chứa nhiều vitamin K, đồng thời giúp kích thích vị giác con người. Ngoài ra, các loại gia vị khác như ớt cayenne (ớt đỏ), bột cà ri và bột ớt đều được cho là nguồn cung cấp vitamin K tốt.
- Dầu Olive: Dầu olive có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, cũng có hàm lượng vitamin K dồi dào. Ngoài ra, vitamin K cũng có trong cả dầu cải và dầu vừng…
- Trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô như mận, đào, việt quất, quả sung và quả nho đều rất giàu vitamin K.
- Đinh hương: Đinh hương là loại gia vị có hương vị riêng độc đáo, thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm để cung cấp vitamin K.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.