Cao Huyết Áp - Nỗi Lo Của Hàng Triệu Gia Đình
Tăng huyết áp, thường được biết đến với cái tên “kẻ giết người thầm lặng”, là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi. Với tỷ lệ mắc cao và nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, việc nhận biết sớm triệu chứng và áp dụng phương pháp chẩn đoán đúng đắn là vô cùng quan trọng.
Vậy cao huyết áp là gì? Triệu chứng và biến chứng nó để lại là gì? Mà chúng ta phải lo ngại đến thế. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Cao huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch tăng cao, được đo bằng mmHg và thể hiện qua hai số: huyết áp tâm thu (cao hơn) và huyết áp tâm trương (thấp hơn). Một chỉ số huyết áp bình thường thường là dưới 130/85 mmHg.
Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg. Biểu thị dưới hai thông số là Huyết áp tâm thu ( số viết trước) và Huyết áp tâm trương ( số viết sau).
Ví dụ: Khi đo huyết áp máy hiển thị là 130/85 mmHg. Thì chúng ta có thể hiểu huyết áp tâm thu là 130, còn huyết áp tâm trương là 85.
Huyết áp cao chia làm hai trường hợp khác nhau bao gồm:
- Huyết áp vô căn: Là huyết áp cao mà bác sĩ không rõ nguyên nhân. Và thường chiếm tỷ lệ cao (chiếm khoảng 95%) người mắc bệnh.
- Huyết áp thứ phát: Là huyết áp tăng cao do một nguyên nhân nào đó.
Triệu chứng cao huyết áp
Thường thì các triệu chứng ban đầu của tăng huyết áp không được biểu hiện một cách rõ ràng. Diễn biến bệnh thường diễn ra một cách thầm lặng nên chúng được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Chúng ta chỉ phát hiện ra bệnh một cách tình cờ hoặc khi có biến chứng mới được phát hiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt khi huyết áp tăng cao đột ngột hoặc rất cao. Bệnh có thể gây nên triệu chứng như thế nào?
- Đau đầu: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu. Thường cao huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu ( đau sau đầu và vùng thái dương) . Đây được xem là biểu hiện khá phổ biến ở bệnh nhân Cao HA. Nhưng để có một kết luận chính xác chúng ta nên kiểm tra sức khỏe tại Phòng/bệnh viện uy tín.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Khi huyết áp tăng cao đột ngột người bệnh thường xuất hiện cảm giác hoa mắt,chóng mặt đôi khi cảm thấy ù tai. Từ đó dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
- Vã mồ hôi nhiều và mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, mệt nhọc và thiếu năng lượng cũng có thể là triệu chứng của cao huyết áp.
Lưu ý các triệu chứng của cao huyết áp thay đổi theo từng người và không phải lúc nào chúng cũng biểu hiện một cách rõ ràng. Thế nên, việc đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe định kỳ được xem là chìa khóa để phát hiện và điều trị sớm bệnh cao huyết áp từ đó hạn chế các biến chứng cũng như đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Vậy chẩn đoán cao huyết áp như thế nào?
Hiện nay có 3 cách đo để chẩn đoán Cao huyết áp gồm:
+ Đo huyết áp tại phòng khám ( Quầy thuốc, nhà thuốc, trạm y tế xã): Hiện nay các nhà thuốc trên toàn quốc thường có đo huyết áp miễn phí tại quầy. Chúng ta có thể đến đó để kiểm tra huyết áp nếu bản thân nghi ngờ mình tăng huyết áp đột ngột.
+ Đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp ( chúng ta có thể lựa các dòng máy giá cả vừa phải, dễ sử dụng để kiểm tra khi cần)
+ Đo máy huyết áp Holter: Theo dõi huyết áp liên tục trong 24h.
Các con số mà bạn cần nhớ:
- Huyết áp cao khi : Từ 130/85 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp cấp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp cấp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp cấp độ 3: Từ 180/110mmHg trở lên
+ Huyết áp tâm thu > 120 – 130 mmHg và huyết áp tâm trương > 80-85 mmHg được xem là Tiền Cao huyết áp.
Lối sống hằng ngày cũng ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy khi nghi ngờ bản thân, người nhà đang có dấu hiệu của tăng huyết áp. Cần kiểm tra bằng máy đo huyết áp hoặc đưa đến trung tâm y tế gần nhất.