Yếu Tố Nguy Cơ Gây Tăng Huyết Áp: Nguyên Nhân và Phát Hiện Chính Xác
Cao huyết áp (cao HA) là một bệnh lý mãn tính về tim mạch, có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao, đặc biệt là người lớn tuổi. Theo ước tính cứ 10 người sẽ có 4-5 người mắc bệnh cao huyết áp. Và nó được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất trên Thế giới đặc biệt ở các nước phát triển.
Vậy cao huyết áp là gì? Triệu chứng và biến chứng nó để lại là gì? Mà chúng ta phải lo ngại đến thế. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Cao huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là tình trạng mà áp lực máu tác động lên thành mạch tăng một cách bất thường và đột ngột.
Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg. Biểu thị dưới hai thông số là Huyết áp tâm thu (số viết trước) và Huyết áp tâm trương (số viết sau).
Ví dụ: Khi đo huyết áp máy hiển thị là 130/85 mmHg. Thì chúng ta có thể hiểu huyết áp tâm thu là 130, còn huyết áp tâm trương là 85.
Huyết áp cao chia làm hai trường hợp khác nhau bao gồm:
- Huyết áp vô căn: Là huyết áp cao mà bác sĩ không rõ nguyên nhân. Và thường chiếm tỷ lệ cao (chiếm khoảng 95%) người mắc bệnh.
- Huyết áp thứ phát: Là huyết áp tăng cao do một nguyên nhân nào đó.
Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp là gì?
Nguyên nhân gây tăng huyết áp bao gồm: Nguyên nhân chính và các tác nhân gây tăng huyết áp.
- Nguyên nhân chính gây ra bệnh tăng huyết áp có thể kể đến: Các bệnh mãn tính liên quan đến thận, Các bệnh liên quan đến hẹp động mạch, sử dụng một số loại thuốc cũng gây nên bệnh tăng huyết áp như thuốc ngừa thai, điều trị rối loạn cương dương, một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh,… Hay mang thai.
- Các tác nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp đột ngột có thể kể đến:
+ Tuổi tác : Khi càng lớn tuổi tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch càng cao trong đó có bệnh Cao huyết áp.
+ Do di truyền: Vì khuynh hướng di truyền cao nên khi bạn có ông bà, bố mẹ mắc bệnh cao huyết áp thì khả năng cao bạn cũng sẽ dễ mắc bệnh này.
+ Thể trạng: Người thừa cân có tỷ lệ mắc bệnh Cao huyết áp cao hơn so với người bình thường, người gầy.
+ Chế độ ăn: Người hay sử dụng rượu bia, các thực phẩm chứa nhiều muối ăn sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao so với người ăn nhạt hay người có lối sống lành mạnh không sử dụng các chất kích thích.
+ Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc cao huyết áp cao hơn so với nữ giới
Vậy làm thế nào để biết chúng ta đang bị tăng huyết áp và chẩn đoán bằng cách nào, ở đâu là chính xác nhất?
Thường thị các triệu chứng ban đầu nó không được biểu hiện một cách rõ ràng. Diễn biến bệnh thường diễn ra một cách thầm lặng. Chúng ta chỉ phát hiện ra bệnh một cách tình cờ hoặc khi có biến chứng mới được phát hiện.
Bệnh có thể gây nên một số triệu chứng sau:
- Đau đầu: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu. Thường cao huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu ( đau sau đầu và vùng thái dương) . Đây được xem là biểu hiện khá phổ biến ở bệnh nhân Cao HA. Nhưng để có một kết luận chính xác chúng ta nên kiểm tra sức khỏe tại Phòng/bệnh viện uy tín.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Khi huyết áp tăng cao đột ngột người bệnh thường xuất hiện cảm giác hoa mắt,chóng mặt đôi khi cảm thấy ù tai. Từ đó dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
- Vã mồ hôi nhiều và mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, mệt nhọc và thiếu năng lượng cũng có thể là triệu chứng của cao huyết áp.
Lưu ý: Các triệu chứng của cao huyết áp thay đổi theo từng người và không phải lúc nào chúng cũng biểu hiện một cách rõ ràng. Thế nên, việc đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe định kỳ được xem là chìa khóa để phát hiện và điều trị sớm bệnh cao huyết áp từ đó hạn chế các biến chứng cũng như đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Hiện nay có 3 cách đo để chẩn đoán Cao huyết áp gồm:
- Đo huyết áp tại phòng khám ( Quầy thuốc, nhà thuốc, trạm y tế xã): Hiện nay các nhà thuốc trên toàn quốc thường có đo huyết áp miễn phí tại quầy. Chúng ta có thể đến đó để kiểm tra huyết áp nếu bản thân nghi ngờ mình tăng huyết áp đột ngột.
- Đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp ( chúng ta có thể lựa các dòng máy giá cả vừa phải, dễ sử dụng để kiểm tra khi cần)
- Máy huyết áp Holter: Theo dõi huyết áp liên tục trong 24h.
Tùy theo mức độ và tình trạng của bệnh chúng ta cần lựa chọn phương án kiểm tra huyết áp tối ưu nhất. Vừa góp phần phòng các tình huống xấu có thể xảy ra hoặc sớm phát hiện bệnh để được bác sĩ điều trị bệnh một cách tốt nhất nhé.
Kết luận
Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây tăng huyết áp không chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh tật mà còn là chìa khóa để duy trì một cuộc sống lành mạnh. Việc phát hiện chính xác và kịp thời những dấu hiệu của bệnh sẽ cho phép bạn và người thân có những bước can thiệp sớm, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đừng quên, sự thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, và việc luyện tập thể dục thường xuyên chính là những bước đi cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả trong hành trình kiểm soát huyết áp của bạn. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ và tiến tới một cuộc sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.