Chụp kub là gì và vai trò của nó trong chẩn đoán bệnh sỏi niệu quản
Khi cần trên tay phiếu xét nghiệm, có thể bạn sẽ thấy thông tin về kết quả của kỹ thuật chụp Kub. Cùng nhà thuốc tìm hiểu chụp Kub là gì và có liên quan đến sức khỏe của bạn ra sao qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kỹ thuật chụp Kub là gì và được chỉ định khi nào?
Chụp X-quang ổ bụng cung cấp hình ảnh cấu trúc bên trong các cơ quan như dạ dày, gan, đại tràng, ruột non,… Việc này giúp các bác sĩ đánh giá được bất thường tại các cơ quan này, từ đó có thêm dữ liệu để chẩn đoán chính xác bệnh. Trên thực tế, khi dùng kỹ thuật chụp X-quang này để phát hiện các bệnh lý ở thận, bàng quang hoặc niệu quản thì được gọi là chụp Kub.
Chụp Kub hay còn gọi là chụp bụng, chụp thận, niệu quản, bàng quang bằng tia X. Kết quả trên phim chụp X-quang sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng có sỏi thận hoặc bất thường ở thận hay không. Cùng với đó, bác sĩ sẽ kết hợp với kỹ thuật siêu âm bụng hay chụp CT, để chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi niệu quản và có hướng điều trị phù hợp.
2. Tìm hiểu về bệnh sỏi niệu quản
Niệu quản có dạng đường ống, dài khoảng 25cm, càng về cuối càng thu hẹp lại. Niệu quản có vai trò dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra bên ngoài. Sỏi niệu quản là tinh thể muối calci, do nồng độ quá đậm đặc nên kết kinh lại trong quá trình di chuyển từ thận xuống niệu quản. Việc hình thành sỏi gây tắc nghẽn niệu quản, ngăn cản nước tiểu xuống bàng quan. Chính sự cản trở về mặt cơ học này làm nước tiểu bị ứ đọng tại thận, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Chụp Kub là kỹ thuật chụp X-Quang giúp phát hiện sỏi ở niệu quản. Các tinh thể sỏi có thể được tìm thấy ở bất kỳ đoạn nào, nhưng thường gặp ở những vị trí mà ống niệu quản thu hẹp như:
- Đoạn nối thận vào niệu quản.
- Đoạn nối niệu quản vào bàng quang.
- Đoạn niệu quản nằm ở trước khu vực động mạch chậu.
Số lượng sỏi được tìm thấy thường là 1 viên, có thể nhiều hơn hoặc kết thành chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản bị tắc nghẽn bởi sỏi thường bị viêm và dính dày lên, phía trên giãn to còn phía dưới thì bị teo nhỏ lại.
3. Các nguyên nhân và hậu quả khi bị sỏi niệu quản
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất hiện sỏi trên đường đi của nước tiểu từ niệu quản xuống bàng quang, một vài nguyên nhân thường gặp như:
- Sỏi thận: Sỏi niệu quản bắt nguồn từ sỏi thận di chuyển xuống là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% ca bệnh.
- Sỏi niệu quản là hệ quả của các bệnh lý như: bệnh gout, lao, bệnh tuyến giáp, giang mai,…
- Tổn thương niệu quản do biến chứng của phẫu thuật.
- Dị dạng niệu quản bẩm sinh: Có thể kể đến một số trường hợp như niệu quản phình to, niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ hoặc niệu quản tách đôi.
- Tăng canxi máu: Calci máu tăng làm thận tăng cường đào thải canxi qua nước tiểu. Từ đó làm tăng nguy cơ sỏi calci kết tinh tại niệu quản.
Hậu quả khi bị sỏi niệu quản bao gồm việc ứ nước tại thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận cấp và suy thận mạn.
4. Phòng ngừa sỏi niệu quản
Để phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản và tăng cường chức năng thận khỏe mạnh, bạn nên:
- Uống nước đầy đủ: Đối với người có tiền sử sỏi thận, bác sĩ thường khuyến cáo uống khoảng 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày.
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều calci oxalat như phô mai, sữa, trà đặc, đậu bắp, củ cải.
- Cẩn thận khi bổ sung calci: Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung calci tổng hợp cho cơ thể.
- Kiểm soát lượng muối và lượng protein hằng ngày bạn tiêu thụ.
Để duy trì được chức năng thận khỏe mạnh, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, uống đủ nước, thường xuyên tập thể dục thể thao và bổ sung các thực phẩm tốt cho thận.
Các câu hỏi thường gặp về sỏi niệu quản
1. Sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản là tinh thể muối calci tụ lại trong niệu quản, gây tắc nghẽn và ngăn nước tiểu lưu thông.
2. Chụp Kub là gì?
Chụp Kub là kỹ thuật chụp X-Quang để phát hiện sỏi ở niệu quản và đánh giá tình trạng thận.
3. Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Sỏi niệu quản có thể gây tắc nghẽn, viêm nhiễm và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm đường tiết niệu, suy thận cấp và suy thận mạn.
4. Nguyên nhân gây sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản có thể do sỏi thận di chuyển xuống, các bệnh lý như bệnh gout, lao, tuyến giáp, giang mai, tổn thương niệu quản do phẫu thuật và tăng canxi máu.
5. Làm thế nào để phòng ngừa sỏi niệu quản?
Để phòng ngừa sỏi niệu quản, bạn nên uống đủ nước, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều calci oxalat, kiểm soát lượng muối và lượng protein tiêu thụ hàng ngày, cũng như cẩn thận khi bổ sung calci.
Nguồn: Tổng hợp
