Cushing: Những điều cần biết về hội chứng này
Hội chứng Cushing là gì?
Cortisol là một loại hormone glucocorticoids được sản xuất bởi vỏ tuyến thượng thận có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó tham gia vào nhiều chức năng quan trọng, bao gồm điều chỉnh quá trình chuyển hóa, ức chế phản ứng viêm, duy trì áp lực máu, phân bố năng lượng trong cơ thể và giúp cơ thể chống lại tình trạng stress. Bình thường lượng hormone cortisol trong máu được điều tiết bởi tuyến yên và vùng dưới đồi ở não để không xảy ra tình trạng thiếu hụt hoặc tăng quá mức.
Hội chứng Cushing là một bệnh nội tiết do rối loạn sản xuất hormon vỏ thượng thận gây tăng mãn tính cortisol hormone glucocorticoids trong máu không kìm hãm được.
Triệu Chứng Hội Chứng Cushing:
- Tăng cân, đặc biệt là ở vùng mặt, cổ và bụng
- Mặt tròn, đỏ (mặt trăng)
- Da mỏng, dễ bầm tím
- Tăng đường huyết
- Yếu cơ và xương giòn, dễ gãy
- Tăng huyết áp
- Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và giảm ham muốn tình dục ở nam giới
- Căng thẳng và lo âu
Nguyên nhân gây bệnh
Hội chứng Cushing có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
- Dùng thuốc corticosteroid liều cao trong thời gian dài: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường gặp ở những người dùng thuốc này để điều trị các bệnh viêm mãn tính như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp.
- U tuyến thượng thận: Các khối u hoặc tăng sản tuyến thượng thận có thể làm tăng sản xuất cortisol.
- U tuyến yên: U lành tính ở tuyến yên có thể làm tăng sản xuất adrenocorticotropic hormone (ACTH), kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol.
- U ngoài tuyến yên: Một số u ác tính (như u phổi) cũng có thể sản xuất ACTH dẫn đến tăng cortisol.
Các biến chứng nguy hiểm
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hội chứng Cushing có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Loãng xương: Cortisol cao làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ gãy xương.
- Tăng huyết áp và bệnh tim mạch: Cortisol cao có thể gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
- Tiểu đường: Cortisol cao làm tăng đường huyết, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Béo phì trung tâm: “mặt tròn như mặt trăng” là biến chứng Cushing điển hình ở hội chứng, ngoài ra còn bị tích mỡ ở vùng da như mí mắt, cổ, bụng, bướu mỡ giữa 2 xương bả vai
- Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Teo cơ, yếu cơ: nguyên nhân do tăng quá trình dị hóa (phân hủy mỡ và giảm tích mỡ ở tay và chân), giảm quá trình tổng hợp protein và hạ kali máu.
- Rối loạn tâm thần: Người mắc hội chứng Cushing dễ bị lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị hội chứng cushing
Việc chăm sóc và điều trị hội chứng Cushing bao gồm các biện pháp y khoa và thay đổi lối sống:
Biện pháp y khoa:
- Giảm liều hoặc ngưng dùng corticosteroid: Nếu hội chứng Cushing do dùng thuốc, bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc.
- Phẫu thuật: Loại bỏ các khối u ở tuyến yên hoặc tuyến thượng thận nếu chúng là nguyên nhân gây bệnh.
- Xạ trị: Dùng để điều trị các khối u không thể phẫu thuật.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát mức cortisol.
Thay đổi lối sống:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau quả, hạn chế đường và chất béo để cải thiện sự tác động của cholesterol cao do hội chứng Cushing
- Cung cấp đủ Canxi và vitamin D: vì hội chứng này có thể làm loãng xương, khiến bạn dễ bị gãy xương, bổ sung canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe.
- Giảm lượng Natri: do hội chứng Cushing cũng có khả năng gây huyết áp cao
- Tập thể dục đều đặn: Giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện sức khỏe xương và kiểm soát cân nặng.
- Giảm căng thẳng: Thiền, yoga và các hoạt động thư giãn giúp giảm căng thẳng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Theo dõi tình trạng sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng.
- Theo dõi lượng calo của bệnh nhân: Điều này là rất quan trọng vì tăng cân là một trong những triệu chứng chính của hội chứng này.
- Theo dõi lượng đường trong máu của bệnh nhân: để góp phần hạn chế những biến chứng về đường huyết của bệnh.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng quá nhiều thuốc chứa steroid trong thời gian dài.
Kết luận
Hiện nay, có rất nhiều người bệnh mắc các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ viêm khớp, COPD.. phải sử dụng nhóm thuốc Corticosteroids để điều trị. Việc sử dụng thuốc này liều cao và lâu dài rất dễ gây nên hội chứng Cushing nên mọi người nên tìm hiểu thêm về hội chứng này để có những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc là rất quan trọng để có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.