Hội chứng Cushing có nguy hiểm không?
Hội chứng Cushing, còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng bệnh rối loạn nội tiết tố hiếm gặp xảy ra khi mô cơ thể tiếp xúc với quá nhiều lượng cortisol trong máu. Hiện nay, tỷ lệ mắc hội chứng Cushing trong cộng đồng ngày càng cao, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy hội chứng Cushing có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Hội chứng Cushing là gì?
Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mãn tính hormon Glucocorticoid không kìm hãm được. Có thể có triệu chứng đau đầu, bán manh, nhìn mờ khi khối u to gây nên chèn ép giao thoa thị giác. Đây là bệnh lý nội tiết khá thường gặp trong lâm sàng. Thường gặp ở nữ tuổi 25-40. Ở trẻ em thường gọi là bệnh rối loạn sinh dục thượng thận.
Hội chứng Cushing là một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng do tiếp xúc lâu dài với cortisol. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm cao huyết áp, bụng phệ nhưng với cánh tay và chân mỏng, vết rạn da đỏ, mặt đỏ tròn, cục mỡ giữa vai, cơ bắp yếu, xương yếu, mụn trứng cá và làn da mỏng manh chữa lành kém. Phụ nữ có thể có nhiều tóc và kinh nguyệt không đều. Thỉnh thoảng có thể có những thay đổi về tâm trạng, đau đầu và cảm giác mệt mỏi kinh niên.
Hội chứng Cushing gây ra bởi việc dùng một loại thuốc giống như Cortisol quá mức như Prednisone hoặc một khối u tạo ra hoặc dẫn đến việc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều Cortisol. Các trường hợp do u tuyến yên được gọi là bệnh Cushing. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai của hội chứng Cushing sau khi dùng thuốc. Một số khối u khác cũng có thể gây ra hội chứng Cushing. Một số trong số này có liên quan đến các rối loạn di truyền như đa nhân nội tiết loại 1 và phức hợp Carney.
Hầu hết các trường hợp này có thể được điều trị và chữa khỏi. Nếu do thuốc, những thứ này thường có thể được dừng lại từ từ. Nếu hội chứng gây ra bởi một khối u, nó có thể được điều trị bằng cách kết hợp phẫu thuật, hóa trị và/hoặc xạ trị. Nếu tuyến yên bị ảnh hưởng, các loại thuốc khác có thể được yêu cầu để thay thế chức năng bị mất của nó. Với điều trị, tuổi thọ thường là bình thường. Một số người mà phẫu thuật không thể loại bỏ toàn bộ khối u, có làm tăng nguy cơ tử vong.
Các biện pháp chẩn đoán hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing có thể khó chẩn đoán, đặc biệt là Cushing nội sinh bởi vì các vấn đề khác cùng chia sẻ những dấu hiệu và triệu chứng.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, tìm kiếm dấu hiệu của hội chứng Cushing. Người đó có thể nghi ngờ hội chứng Cushing nếu có dấu hiệu như tròn mặt, khối mô mỡ ở vai và cổ và da mỏng với vết bầm tím và các dấu hiệu căng da.
Nếu đã dùng thuốc Corticosteroid lâu dài, bác sĩ có thể nghi ngờ đã phát triển hội chứng Cushing như là một kết quả của thuốc này. Nếu không sử dụng loại thuốc corticosteroid, các xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra:
Xét nghiệm nước tiểu
Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước tiểu của người bệnh trong khoảng thời gian là 24 giờ. Sau đó mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra để xác định nồng độ cortisol cơ thể sản xuất ra trong một ngày. Mức độ cortisol cao hơn 50-100 microgam mỗi ngày ở bệnh nhân cho thấy sự hiện diện của hội chứng Cushing.
Kiểm tra nước bọt
Mẫu nước bọt của bệnh nhân được nhân viên y tế thu thập vào lúc 23 giờ đêm. Việc này để kiểm tra nồng độ cortisol của bệnh nhân. Thông thường nồng độ cortisol sẽ thấp nhất vào ban đêm. Trường hợp kiểm tra nhận thấy nồng độ này cao bất thường nghĩa là bệnh nhân đang mắc phải hội chứng Cushing
Các xét nghiệm hình ảnh
Chụp CT hoặc MRI có thể cung cấp hình ảnh về tuyến yên và tuyến thượng thận để phát hiện các bất thường ví dụ như khối u.
Test DST qua đêm
Bệnh nhân được uống 1 mg Dexamethasone lúc 23 giờ đêm. 8 giờ – 9 giờ sáng hôm sau bác sĩ sẽ đo nồng độ Cortisol trong máu. Đây là phương pháp thường dùng nhất hiện nay.
Mức độ nguy hiểm của hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là một bệnh nội tiết nguy hiểm do tiết Cortisol mạn tính, có thể làm tăng tỷ lệ tử vong và suy giảm chất lượng cuộc sống do sự xuất hiện của các bệnh đi kèm:
Rối loạn chuyển hóa đường
Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết xuất hiện khi có sự tăng tiết Cortisol kéo dài trong máu. Hormone cortisol là hormone quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
Tại gan, chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa acid amin nhằm tạo ra Glucose (đường), mặt khác hormone Cortisol cũng làm giảm tiêu thụ Glucose ở các tế bào trong cơ thể. Một mặt vừa tăng tạo đường, một mặt vừa giảm tiêu thụ đường nên khi kéo dài quá trình này sẽ làm lượng đường trong máu tăng kéo dài, gây rối loạn chuyển hóa đường và dẫn đến đái tháo đường.
Những dấu hiệu điển hình của đái tháo đường người bệnh cần lưu ý như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân.
Tăng huyết áp
Từ 75-96% bệnh nhân có huyết áp cao, cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
Hormon Cortisol tác động lên quá trình chuyển hóa muối và nước trong cơ thể. Khi nồng độ Cortisol trong máu tăng cao sẽ làm cho cơ thể giữ nhiều nước hơn, khi đó thể tích dịch ngoại bào (lượng dịch trong lòng các mạch máu) tăng, dẫn tới áp lực trong mạch máu tăng.
Hậu quả của quá trình này kéo dài sẽ gây biến chứng tăng huyết áp.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
Ở nhóm bệnh nhân mắc hội chứng Cushing, có tỷ lệ mắc và tử vong cao hơn do nguyên nhân tim mạch hơn các nhóm nguyên nhân bệnh lý khác.
Các nguyên nhân bệnh tim mạch phổ biến nhất là: suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, chứng phình động mạch và tắc mạch phổi.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhóm bệnh nhân mắc hội chứng Cushing nếu không được điều trị có tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch cao gấp 4 đến 5 lần so với dân số nói chung.
Dễ nhiễm trùng ngoài da, cơ thể giảm sức đề kháng
Hormone cortisol là một hormone quan trọng trong cơ thể. Chúng có khả năng chống lại các stress và căng thẳng của cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ chúng tăng cao kéo dài trong máu sẽ gây ức chế hệ thống miễn dịch bằng cách giảm sản xuất tế bào bạch cầu (thành phần chính của hệ miễn dịch trong cơ thể).
Do đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể khi gặp các tác nhân bất lợi như vi khuẩn, vi rút sẽ kém đáp ứng và dễ bị nhiễm trùng.
Da khô, mỏng, thoái hoá, da thường có những đốm xuất huyết, các mạch máu da dãn.
Rối loạn chuyển hóa xương
Các hormone cortisol hoặc các chất glucocorticoid còn tác động lên nhiều quá trình chuyển hóa khác trong cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa xương.
Các nghiên cứu gân đây cho thấy, khi cơ thể dư thừa glucocorticoid sẽ là gây loãng xương thứ phát, có thể có gãy xương không rõ nguyên nhân.
Một số biến chứng hội chứng Cushing khác
Ngoài ra, hội chứng Cushing còn có một số biến chứng nguy hiểm khác như:
- Rối loạn đông máu.
- Teo cơ đặt biệt ở chi trên và chi dưới.
- Rối loạn tâm thần, vận động.
- Suy giảm chức năng sinh sản, tình dục.
- Các vấn đề về da liễu như: mụn trứng cá, rậm lông, rụng tóc,…