Đau bụng kinh khi tới tháng là do đâu? Cách giảm đau hiệu quả
Đến tuổi dậy thì, khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu diễn ra thì đau bụng kinh là hiện tượng mà các chị em đều gặp phải. Tuy nhiên, mức độ đau ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như tìm ra các cách giảm đau bụng kinh hiệu quả và an toàn.
Tìm hiểu về tình trạng đau bụng kinh
Đau bụng kinh còn được gọi là thống kinh và có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ. Phần lớn các chị em đều trải qua tình trạng này một vài lần trong đời, chúng sẽ gây ra các cơn đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, dần lan ra sau lưng và xuống hai đùi.
Ngoài ra, tùy vào cơ địa mỗi người mà cơn đau sẽ co thắt mạnh hoặc đau âm ỉ một chút ở bụng. Nhưng có những chu kỳ bạn sẽ không cảm giác đau, hoặc có chu kỳ thì lại đau cả ngực, lưng dưới và bụng dưới.
Cơn đau khi đến tháng được chia thành 2 nhóm, gồm:
- Đau bụng kinh nguyên phát: Xảy ra từ sự co bóp của tử cung. Như các cơn co nhỏ, theo vị trí từ trên xuống dưới tử cung và thường sẽ không thể cảm nhận rõ ràng. Đau bụng kinh nguyên phát sẽ bắt đầu trước 1 – 2 ngày hay trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài từ 12 – 72 giờ. Đặc biệt, tình trạng này sẽ được giảm thiểu ở phụ nữ lớn tuổi, nhất là sau khi có con.
- Đau bụng kinh thứ phát: Liên quan đến rối loạn hoặc bệnh lý ở cơ quan sinh sản của nữ giới. Như bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, nhiễm trùng hay tuyến tử cung. Các cơn đau này sẽ diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn. Đặc biệt chúng còn kèm theo một số dấu hiệu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và mệt mỏi.
Tìm hiểu về tình trạng đau bụng kinh
Triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới
Để phân biệt giữa đau bụng kinh và các kiểu đau bụng khác, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng đau do chu kỳ kinh nguyệt dưới đây:
- Các cơn đau sẽ xuất hiện trước khi có kinh từ 1 – 3 ngày.
- Đau trằn trọc và quặn ở vùng bụng dưới, có lúc sẽ rất đau.
- Khoảng thời gian cơn đau mạnh nhất là 24 giờ trước khi hành kinh.
- Cơn đau kéo dài và lan ra ở vùng lưng dưới, bụng dưới và dưới đùi.
Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh, một số người còn gặp thêm nhiều hiện tượng khác như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón và làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Các cơn đau thường kéo dài và ra lan ở vùng lưng, bụng và dưới đùi
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Trước khi áp dụng các cách giảm đau bụng kinh hiệu quả, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này. Chi tiết hơn, nếu không thụ tinh thì trứng sẽ rụng theo chu kỳ kinh tháng mỗi tháng. Khi đó, tử cung sẽ co bóp, làm bong lớp niêm mạc và tống trứng (không sử dụng nữa) ra ngoài cơ thể. Đây là thời điểm mà các cơn đau sẽ xuất hiện.
Khi thành tử cung co lại, các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị chèn ép, khiến nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung bị gián đoạn. Nếu thiếu oxy, các mô ở tử cung bắt đầu giải phóng ra các chất hóa học và gây đau. Ngoài ra, một chất trung gian hóa học khác được tăng sản xuất tên là prostaglandin. Và chúng có tác dụng làm cho tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, khi đó mức độ đau sẽ tăng lên trong thời điểm này.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể đến từ:
- Liên quan đến bệnh lý: Cụ thể là u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung, bệnh tuyến tử cung và lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, tình trạng đau bụng kinh còn xuất hiện nhiều ở phụ nữ lớn tuổi, khoảng từ 30 – 45 tuổi.
- Liên quan đến phương pháp tránh thai: Trong đó, việc đặt vòng tránh thai là một trong những nguyên do gây đau bụng kinh ở chị em. Bởi chúng được đặt vào sâu bên trong tử cung, do đó khiến bạn cảm thấy bị đau bụng, vướng víu hay ra máu. Đồng thời, cách ngừa thai này còn tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ kinh kéo dài, ra máu và xuất hiện những cơn đau nhiều hơn.
Đặt vòng tránh thai cũng có thể khiến chị em bị đau bụng kinh
Các cách giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh uống gì? Thông thường các trường hợp đau bụng kinh nguyên phát thì sẽ không cần điều trị hoặc có thể chữa tại nhà, bao gồm:
- Ưu tiên tắm bằng nước ấm.
- Tập luyện thể dục.
- Làm giảm căng thẳng bằng yoga, ngồi thiền.
- Nên sử dụng túi chườm ấm hay nước ấm đặt lên vùng bụng dưới khi đến tháng.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng như axit béo omega-3, magie hay vitamin,…
- Dùng thuốc giảm đau bụng kinh như các loại thuốc NSAIDS, paracetamol và thuốc tránh thai.
Làm sao để hết đau bụng kinh? Riêng với tình trạng đau bụng kinh thứ phát liên quan đến bệnh lý, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Điều này cũng giúp bản thân tránh được những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản ở nữ giới.
Chườm nóng làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Cách chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng kinh
Bên cạnh việc giải đáp cho câu hỏi “Đau bụng kinh nên làm gì?”, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng khi đến tháng. Đặc biệt, nếu đến khám tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình để kiểm tra, tìm kiếm các vấn đề dẫn đến các cơn đau do chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó, một số xét nghiệm sẽ được bác sĩ đề nghị thực hiện như:
- Siêu âm: Phương pháp này sẽ cho thấy rõ hình ảnh tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Chẳng hạn là chụp CT hay MRI, chụp CT kết hợp cùng X-quang-.
- Nội soi ổ bụng: Cách này sẽ giúp phát hiện ra các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, mô dính, u nang buồng trứng hoặc mang thai ngoài tử cung.
Biện pháp siêu âm giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây đau bụng kinh
Trên đây là tất cả thông tin mà bạn cần biết về tình trạng đau bụng kinh, bao gồm nguyên nhân cũng như cách điều trị tại nhà hiệu quả. Đừng quên theo dõi website chính thức của Pharmacity để xem thêm các bài viết về sức khỏe bổ ích khác nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.