Dấu hiệu rối loạn tiền đình ở người trẻ và cách phòng bệnh
Bài viết của Pharmacity sẽ cung cấp cho bạn thông tin về dấu hiệu rối loạn tiền đình ở người trẻ và cách phòng bệnh.
Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Nguyên nhân tiền đình ngoại biên
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus Zona, thủy đậu, quai bị (chiếm khoảng 5% các trường hợp), gây liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến chóng mặt xuất hiện đột ngột, kéo dài nhiều giờ đến vài tháng nhưng không rối loạn thính lực (khác với hội chứng Meniere).
- Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp…
Các nhóm nguyên nhân khác
- Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong
- Viêm tai giữa cấp và mạn
- Dị dạng tai trong.
- Chấn thương vùng tai trong
- U dây thần kinh số VIII
- Sỏi nhĩ.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin…); rượu, ma túy
- Say tàu xe
- Nhãn cầu: Nhìn đôi
Nguyên nhân tiền đình trung ương
- Thiểu năng tuần hoàn sống nền
- Hạ huyết áp tư thế
- Hội chứng Wallenberg
- Nhồi máu tiểu não
- Xơ cứng rải rác
- U tiểu não…
- Nhức đầu Migraine
- Bệnh Parkinson
- Giang mai thần kinh
Dấu hiệu rối loạn tiền đình ở người trẻ
Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau.
Hội chứng tiền đình ngoại vi
Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh nhân hay ngược lại. Biểu hiện rõ nhất thường là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
- Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng, đứng không vững
- Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng
- Rối loạn thính giác: Ù tai. Khi bệnh nhân có dấu hiệu ù tai phải đến khám sớm và điều trị tích cực. Nếu điều trị muộn bệnh để lại di chứng giảm thính lực (giảm sức nghe), hoặc điếc, có tiếng ve kêu, dế kêu.. trong tai, đặc biệt về đêm.
- nhãn cầu rung giật.
- Buồn nôn hoặc nôn
- Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung
- Hạ huyết áp
Hội chứng tiền đình trung ương
- Chóng mặt: Bệnh nhân thường không chóng mặt dữ dội, có cảm giác bồng bềnh như trên sóng.
- Giảm thính lực: Ù tai, nghe kém
- Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.
- Dáng đi như người say rượu, bệnh nhân thường không đi theo một đường thẳng, hay đi hình ziczac.
- Mất phối hợp động tác: Bệnh nhân không thể làm chính xác động tác ví dụ như: lật sấp bàn tay, ngón tay chỉ mũi…
- Đôi khi có thay đổi giọng nói khi phát âm một số âm như âm “Ô”.
Biến chứng nguy hiểm từ rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Dễ trầm cảm
Căn bệnh trầm cảm đang ngày càng phổ biến, một trong những nguyên nhân chính là do khi mắc phải, đa số người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, không thể đứng vững và sinh hoạt khó khăn, điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lạc lõng.
Dễ bị té ngã
Khi cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng khi bệnh tái phát đột ngột ở nhất là lúc thức dậy vào buổi đêm, đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên cao, có thể khiến họ gây ra tai nạn nguy hiểm cho chính bản thân và cả những người xung quanh.
Nguy cơ đột quỵ, tai biến
Nếu nguyên nhân rối loạn tiền đình là do hệ mạch máu não thì nguy cơ đột quỵ thật sự hay tái phát cao, do đó cần được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Cách phòng bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản sau:
- Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý
- Giảm căng thẳng lo lắng
- Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
- Đối với những người bị rối loạn tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ.
- Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh
Bằng cách áp dụng những biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc rối loạn tiền đình và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.