Cách củng cố hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tả và phát hiện bệnh sớm
Nguyên nhân mắc bệnh tả
Vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân gây ra bệnh tả ở người. Vi khuẩn có dạng hình cong, giống dấu phẩy, di chuyển tốt nhờ có lông. Phát triển tốt trong môi trường nhiều chất dinh dưỡng, môi trường kiềm như nước, trong cơ thể của các cá biển, sò, cua, tôm,… Nếu trong nhiệt độ lạnh vi khuẩn tồn tại lâu tầm 2-3 tuần, vi khuẩn chỉ chết khi ở môi trường 800C trở lên (tối thiểu 5 phút) hoặc ở môi trường axit.
Độc tố do vi khuẩn tả sản sinh trong ruột non chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh. Làm giảm hấp thu các chất và tăng có bóp đường ruột, dẫn đến tiêu chảy và mất đi một lượng lớn nước và điện giải.
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bằng các cách sau:
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Ăn các loại hải sản chưa chín kỹ, trái cây chưa được rửa sạch.
- Thức ăn không được bảo quản tốt, có ruồi đậu vào.
- Đối tượng trẻ con mút tay, khi tay chưa sạch nhiễm vi khuẩn.
Những đối tượng dễ mắc bệnh tả
Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng sẽ rất nghiêm trọng nếu đối tượng là trẻ em.
Bệnh tả được chia làm các thể bệnh như sau:
- Không triệu chứng: đối tượng đã mắc bệnh nhiễm khuẩn tả, tuy nhiên vẫn mạnh khỏe không có triệu chứng nào bất thường, khó phát hiện và chữa trị.
- Thể bệnh nhẹ: thường xuất hiện những triệu chứng tiêu chảy thông thường.
- Thể bệnh điển hình: diễn biến nhanh, tiêu chảy cấp tính. Mất nước nhanh, có hiện tượng nôn mửa.
- Ở trẻ em: hầu hết trẻ bị tiêu chảy, mất nước và sốt nhẹ. Chưa ghi nhận nguy hiểm.
- Ở người lớn tuổi: nguy hiểm do mất nước nhiều. Có nguy cơ dẫn đến suy thận,…
Những phương pháp tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh bệnh tả
Bệnh tả là bệnh điều trị khỏi tuy nhiên nếu không phát hiện bệnh kịp thời có thể dẫn đến hậu quả khó lường, không kiểm soát được sự lây lan cộng đồng. Chủ động phòng bệnh tả là biện pháp tối ưu để không có ca bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, môi trường: Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế ra vào các vùng có dịch bệnh.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Mọi nhà mọi người đều thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống. Không nên ăn các thức ăn dễ nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, tiết canh,…
- Khi có người tiêu chảy cấp: Nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời, phòng ngừa lây lan cộng đồng,…
Cách phát hiện bệnh tả sớm
Vi khuẩn tả tấn công mọi lứa tuổi. Khi bị bệnh, bệnh nhân có những biểu hiện như sau:
- Khởi đầu đột ngột, đại tiện trước, nôn sau. Lúc đầu đi có phân, về sau lỏng và toàn nước màu trắng đục như nước vo gạo. Nôn lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân.
- Đau nhẹ hoặc có thể không đau bụng, sốt nhẹ.
- Sau vài giờ, đại tiện và nôn liên tục. Bệnh nhân nhanh chóng mất nước, mặt hốc hác, xanh xao, môi khô, thân nhiệt hạ, tụt huyết áp, tim nhanh và có thể ngất đi.
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ mất vì sốc không hồi phục, suy thận hoặc ngừng tim.