Nguy cơ loét giác mạc do kính áp tròng
Kính áp tròng là loại kính rất được ưa chuộng bởi đông đảo các chị em hiện nay. Với đa dạng các loại mẫu mã và màu sắc, kính áp tròng luôn được nhiều người lựa chọn và thậm chí thay thế cho kính gọng bình thường. Tuy nhiên việc dùng kính áp tròng không đúng rất dễ mang đến những hệ lụy khó lường. Cùng tìm hiểu nguy cơ loét giác mạc do kính áp tròng ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây loét giác mạc khi đeo kính áp tròng
Kính áp tròng (còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Kính được làm từ chất liệu tổng hợp , đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt. Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị,..
Khi bám sát vào giác mạc, sẽ có một lớp nước mỏng ngăn cách giữa bề mặt giác mạc với kính áp tròng, giúp kính có thể di chuyển theo chuyển động của mắt. Lớp nước này sẽ được thay mới liên tục bởi nước mắt, làm giảm nguy cơ bám đọng vi khuẩn. Đồng thời, lớp nước nằm giữa giác mạc và kính áp tròng còn giúp bôi trơn và giảm trầy xước giác mạc.
Những nguyên nhân gây loét giác mạc khi đeo kính áp tròng như sau:
Vệ sinh lens không đúng cách
Việc không vệ sinh lens đúng cách trước khi đeo có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút và các tạp chất khác phát triển trên bề mặt của lens. Nếu không làm sạch lens kỹ lưỡng, những vi sinh vật này có thể gây ra nhiễm trùng mắt khi tiếp xúc với niêm mạc mắt.
Đeo lens quá lâu
Đeo lens trong thời gian dài có thể làm giảm lưu lượng oxy đến mắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, lens có thể làm khô mắt và gây ra vấn đề về độ ẩm, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngâm lens không đủ thời gian
Việc không ngâm lens trong dung dịch ngâm đủ thời gian cần thiết để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Dung dịch ngâm giúp làm sạch và khử trùng lens, nếu không ngâm đủ thời gian, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trên bề mặt lens.
Đeo lens hỏng hoặc hết hạn
Lens hỏng hoặc hết hạn sẽ không còn được chế độ chống khuẩn hiệu quả như khi mới, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm trùng mắt khi tiếp xúc.
Dùng nước máy để rửa lens
Nước máy không được khử trùng và có thể chứa vi khuẩn, vi rút và các tạp chất khác. Sử dụng nước máy để rửa lens có thể đưa vi khuẩn vào mắt, gây nhiễm trùng và gây ra các vấn đề khác cho mắt.
Cách chăm sóc và vệ sinh kính áp tròng đúng cách
Đôi mắt khá nhạy cảm nên việc chăm sóc kính áp tròng cẩn thận sẽ giúp người dùng tránh được các bệnh nhiễm trùng về mắt. Lens mắt phải được làm sạch với nước rửa Lens chuyên dụng
Các bước rửa lens sạch
Sau khi sử dụng lens xong, bạn cần vệ sinh lens theo các bước dưới đây:
Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi tháo lens
Bước 2: Tháo từng chiếc lens ra và rửa bằng nước rửa lens. Bạn nên nhỏ nước ngâm và chà nhẹ lens trong lòng bàn tay.
Bước 3: Tráng lại lens lần nữa để loại bỏ hết bụi bẩn, đảm bảo lens đã sạch hoàn toàn
Bước 4: Vệ sinh khay đựng và cho thêm nước ngâm mới, lưu ý không tái sử dụng nước ngâm cũ. Sau đó, đặt lens nằm úp vào khay. Mỗi loại lens sẽ có thời gian ngâm khác nhau, đối với loại lens lần đầu sử dụng bạn nên ngâm trong nước rửa lens chuyên dụng 8 tiếng.
Ngoài cách rửa lens thủ công như trên, hiện nay người dùng đặc biệt ưa chuộng các loại máy rửa lens tự động. Với công nghệ hiện đại, những chiếc máy rửa lens nhỏ nhắn sẽ giúp bạn vệ sinh lens một cách sạch sẽ và nhanh chóng. Cách sử dụng cũng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần:
- Đổ dung dịch ngâm vào khay
- Gắp kính áp tròng vào trong khay, đảm bảo lens được ngập hoàn toàn
- Đóng máy lại và bấm nút. Như vậy chỉ sau 30s là lens của bạn đã được làm sạch hoàn toàn rồi.
- Ưu điểm của việc sử dụng máy rửa lens so với cách làm thủ công đó là sạch hơn, nhanh hơn, tránh gây rách xước lens nên rất được người dùng lens yêu thích.
Lưu ý khi sử dụng nước rửa lens
Một số người nhầm lẫn tác dụng của muối sinh lý với nước rửa lens chuyên dụng, hai loại này hoàn toàn khác nhau. Nước muối sinh lý không thể đảm bảo vệ sinh lens một cách an toàn mà bạn phải sử dụng nước rửa lens chuyên dụng. Nước rửa lens thường là nước ngâm lens. Loại nước này ngoài việc rửa vệ sinh còn có tác dụng khử trùng, tạo độ ẩm và ổn định lens. Tuyệt đối không nên sử dụng nước ngâm lens đã qua sử dụng để vệ sinh. Bạn cũng không nên để lens tiếp xúc với nước máy, nước đun sôi để nguội, nước đóng chai vì chúng có thể có cặn nhỏ khiến mắt bị cộm, ngứa hoặc thay đổi cấu trúc lens dẫn đến hư hỏng.
Hướng dẫn cách vệ sinh khay đựng kính áp tròng đúng cách
Bạn đừng nghĩ rằng không nhìn thấy các vết ố màu xanh trên khay đựng kính áp tròng như trường hợp nhìn thấy trên hộp đựng bàn chải đánh răng thì khay đã được vệ sinh sạch sẽ.
Vi khuẩn có khả năng hình thành lớp màng sinh học mà bạn khó nhìn thấy bằng mắt thường. Do vậy, hãy tập thói quen vệ sinh khay đựng lens đúng cách:
Bước 1 : Rửa sạch tay trước khi chạm vào khay lens. Bỏ toàn bộ nước ngâm cũ trong khay
Bước 2 : Sử dụng nước ngâm sạch đổ vào khay, sử dụng ngón tay chà xát kỹ để vệ sinh trong khay
Bước 3 : Lau khô lại hộp đựng lens bằng khăn giấy sạch. Úp ngược khay đựng lens để nơi sạch sẽ, khô ráo
Bước 4: Thay khay đựng lens tối thiểu 3 tháng/1 lần
Lời khuyên khi sử dụng kính áp tròng
- Trước khi sử dụng kính áp tròng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt bởi những người bị các bệnh về mắt nếu đeo kính áp tròng có thể bị kích ứng mắt. Bên cạnh đó, kính áp tròng cần đeo đúng độ đối với người bị các tật khúc xạ nên cần được khám kỹ trước khi mua, sử dụng.
- Không sử dụng kính áp tròng không rõ nguồn gốc.
- Trước khi tháo hoặc đeo kính áp tròng cần rửa tay thật sạch.
- Không nên đeo kính áp tròng trong thời gian dài cần cho mắt có thời gian nghỉ ngơi. Nguyên nhân vì nếu đeo kính áp tròng trong thời gian lâu sẽ ngăn giác mạc mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy, thậm chí có thể dẫn tới viêm giác mạc. Thời gian đeo kính áp tròng dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, môi trường sống và tình trạng mắt của mỗi người.
- Trong thời gian nghỉ ngơi nên ngâm kính áp tròng trong dung dịch rửa kính chuyên dụng để giúp kính không bị biến dạng, tăng tuổi thọ của kính.
- Nhỏ mắt từ 6 8 lần khi đeo kính áp tròng từ 10h 12h.
- Không dùng lại dung dịch ngâm kính cũ vì khi lấy kính ra khỏi dung dịch, nó đã bị nhiễm khuẩn bởi tay hoặc dụng cụ lấy kính nên nếu ngâm lại sẽ làm kính bị nhiễm trùng, gây kích ứng mắt.
- Vệ sinh kính đúng cách bằng dung dịch nước chuyên dụng, không dùng nước máy hoặc nước lọc vì trong đó vẫn có vi khuẩn có thể gây kích ứng mắt.
- Không sử dụng lại đối với loại kính áp tròng dùng 1 lần.
- Không dùng kính áp tròng khi đang bị đau mắt với các biểu hiện như sưng, đỏ, chảy nước mắt.
- Nếu kính áp tròng bị rách hoặc trầy xước cần bỏ ngay lập tức vì nếu cố đeo có thể khiến giác mạc bị tổn thương
- Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng vì sau thời hạn sử dụng, kính sẽ mất khả năng tự bảo vệ, các tạp chất, vi khuẩn có thể bám vào kính. Do vậy, người dùng cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng của kính, thay kính sau mỗi 3 6 tháng sử dụng tùy loại.
- Nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm vì nếu đeo kính sau khi trang điểm thì bụi phấn hoặc mascara có thể rơi vào kính, gây kích ứng mắt.
- Không dùng chung kính áp tròng với người khác để tránh nguy cơ lây lan các bệnh về mắt. Bên cạnh đó, mỗi kính áp tròng sẽ có kích cỡ, hình dạng khác nhau do sự khác biệt về kích thước nhãn cầu. Nếu mang không đúng cỡ kính, mắt sẽ có cảm giác khó chịu.
- Vệ sinh hộp đựng kính thường xuyên và thay hộp đựng kính mới 4 tuần/lần hoặc theo khuyến cáo của hãng sản xuất.
- Người bị khô mắt, bị viêm nhiễm mạn tính tại mi mắt và giác mạc không nên đeo kính áp tròng.
- Khi đeo kính áp tròng cần thường xuyên kiểm tra mắt theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu mắt có biểu hiện bất thường như cộm, đỏ hoặc ngứa, rát,… cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.