Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cây keo
Cây keo, được xem như một loại "thuốc" tự nhiên, với khả năng trị viêm họng và ho hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về các giá trị của cây keo, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và cách sử dụng của loại cây này thông qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về cây keo
Tên gọi
- Tên gọi khác: Cây keo dậu, bồ kết dại, táo nhân, bọ chét, cây muồng
- Tên nước ngoài: White leadtree, jumbay, river tamarind, white popinac…
- Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit; Leucaena glauca Benth
Đặc điểm chung
Cây keo với cấu trúc cành phân nhánh ngay từ gốc, vỏ thân màu nâu nhạt. Cành non có một chút cạnh và được phủ bởi lớp lông mịn. Lá của cây có hình dạng lá kép, mọc xen kẽ nhau và đầu lá nhọn.
Hoa mọc ở kẽ lá, có những lớp lông mịn màu trắng. Bộ phận tràng hoa có 5 cánh, thuôn hẹp ở phần gốc. Phần quả có hình dạng thẳng, dẹt và mỏng. Bên trong quả, có khoảng 15–20 hạt, nhẵn, cứng và có màu nâu sẫm.
Bộ phận của cây keo dậu thường được dùng trong y học chủ yếu là hạt, hạt có vị hơi đắng, mùi thơm và có tính mát. Ngoài ra, phần rễ của cây cũng được sử dụng và kết hợp với các công thức thuốc.
Đối với phần lá và đọt non của cây keo cũng có thể được sử dụng để chế biến trong các bữa ăn như nấu canh hoặc hấp, luộc, xào…
Thành phần hóa học
Lá cây keo chứa nhiều thành phần axit béo như tanin, protein, axit glutamic, axit aspartic, leucin hoặc isoleucine, leucine. Phần vỏ cũng chứa nhiều tanin, còn trong hạt keo dậu có chứa 8,8% dầu béo màu xanh sẫm.
Cây keo dậu cũng có khả năng hấp thụ selen từ đất và tích lũy selen ở hạt. Ngoài ra, nó còn chứa đường, trong đó có D-galactose và D-mannose.
Tìm hiểu chung về cây keo
Cây keo dùng để làm gì?
Cây keo được xem là một loại thực phẩm có tác dụng điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc một số loại bệnh. Vậy tác dụng của cây keo là gì? Cùng tìm hiểu những lợi ích nổi bật từ loại cây này.
Cây keo có tác dụng điều trị giun đũa
Hạt của cây keo có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm giun đũa. Hạt này có hiệu quả trong việc tiêu diệt giun đũa, ký sinh trùng đường ruột, mà không gây ra triệu chứng ngộ độc.
Cây keo dậu có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Chất mimosine có trong keo dậu có khả năng ức chế quá trình sinh sản của tế bào ung thư phổi và ung thư gan. Đồng thời, nó cũng làm tăng độ nhạy cảm của các tế bào ác tính giúp điều trị ung thư.
Tác dụng cây keo: Điều trị bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, cây keo dậu có khả năng hỗ trợ trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giúp cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Cây keo có tác dụng gì?
Ngừa thai
Vỏ thân cây và vỏ rễ của keo dậu được cho là có tác dụng phòng ngừa thai và thường được sử dụng như một phương pháp tránh thai tự nhiên.
Tác dụng cây keo: Giảm ho, đau họng
Được biết đến với công dụng chống viêm, giảm đau nên keo dậu cũng có thể giúp điều trị ho và giảm đau họng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ cây keo có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính trong niêm mạc miệng.
Xem thêm: Bật mí 6 công dụng bất ngờ từ cây hương thảo
Cách sử dụng cây keo tốt cho sức khỏe
Để việc sử dụng cây keo an toàn và đạt hiệu quả nhất, bạn cũng cần tuân thủ theo các hướng dẫn sau đây.
Liều lượng phù hợp của cây keo
Phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, liều lượng sử dụng cây keo có thể thay đổi. Dưới đây là thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng:
- Người lớn: Sử dụng 25–30g mỗi ngày
- Trẻ em:
- Dưới 3 tuổi: 2g mỗi ngày
- Từ 3–5 tuổi: 5g mỗi ngày
- Từ 6–10 tuổi: 7g mỗi ngày
- Từ 11–15 tuổi: 10g mỗi ngày
- Trên 16 tuổi: Dùng liều như người lớn
Lưu ý: Nên sử dụng trong khoảng 3 ngày liên tiếp vào buổi tối hoặc sáng sớm và khi đang đói.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây keo
Gợi ý các bài thuốc trị bệnh hay từ cây keo mà bạn nên biết:
Bài thuốc trị giun đũa:
- 50g hạt keo dậu
- Rang đều cho đến khi hạt vàng, có mùi thơm, sau đó đem tán thành bột.
- Nên sử dụng vào sáng sớm trước khi ăn hoặc vào buổi tối, uống liên tục trong 3 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường:
- 50g hạt keo dậu.
- Rang hạt cho khô, sau đó đun lấy nước uống.
- Ngày uống 2 lần và uống liên tục trong 3 ngày, sau đó nghỉ 2–3 ngày trước khi tiếp tục sử dụng.
Bài thuốc điều trị chứng vàng da và thiếu máu:
Chuẩn bị hỗn hợp sau đem sắc uống mỗi ngày, dùng liên tục trong 1 tháng.
- 6g hạt keo dậu
- 12g củ mài (hoài sơn)
- 12g sâm bố chính
- 12g bạch biển đậu (đậu ván trắng)
- 6g tặc cốt (mai mực)
- 6g ý dĩ
- 6g vỏ hàu (mẫu lệ)
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây keo dậu
Tác dụng phụ của cây keo
Khi sử dụng loại thảo dược này, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như:
- Khó tiêu
- Sưng phù
- Buồn nôn
- Tiêu chảy nhẹ và chướng bụng trong tuần đầu tiên.
Lưu ý cần biết khi sử dụng cây keo
Một số lời khuyên quan trọng khi sử dụng cây keo dậu trị bệnh:
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy tạm ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.
- Trong cây keo dậu cũng chứa độc tố nhẹ như mimosine, vì vậy nên ăn với liều lượng vừa phải, khoảng 5% khẩu phần ăn hàng ngày.
- Việc sử dụng quá nhiều nhiều hạt keo dậu có thể gây tác dụng phụ như rụng tóc, chán ăn, bướu cổ, đục thủy tinh thể,…
- Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Nên tránh dùng cây keo cùng amoxicillin (Amoxil®, Trimox®) vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Điều quan trọng là trước khi sử dụng loại cây này để điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc các chuyên gia.
Với tất cả các thông tin bổ ích của cây keo mà Pharmacity đã chia sẻ qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể sử dụng nó dễ dàng trong việc điều trị các loại bệnh như giun đũa, bệnh về da, ung thư…. Đồng thời, để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, cần tuân thủ theo liều lượng và cách dùng đã được các chuyên gia khuyến cáo.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: