Mắc bệnh quai bị nên ăn gì và kiêng gì?
Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh. Tuy đã có vắc xin phòng bệnh quai bị, nhưng do việc tiêm vắc xin dự phòng chưa được phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ mắc bệnh quai bị gần như không giảm trong vòng 10 năm trở lại đây. Cùng Pharmacity tìm hiểu rõ về căn bệnh quai bị và trả lời câu hỏi, bị quai bị nên kiêng và nên ăn gì?
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Điều đặc biệt, virus này có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài từ 30-60 ngày.
Bệnh lây qua đường hô hấp và thường phát tán khi chưa có triệu chứng nên tỷ lệ lây lan khá cao. Con đường lây truyền của virus quai bị bao gồm: lây qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus của người bệnh khi hắt hơi, khạc nhổ, ho, nói chuyện,…
Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, nhưng nếu người bệnh chủ quan chậm trễ điều trị có thể khiến bệnh trở nặng và gây nên nhiều biến chứng khó lường.
Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết quai bị
Triệu chứng của bệnh quai bị thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi bị nhiễm virus, sau đó giảm dần trong tuần tiếp theo. Sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (ở vùng má và hàm) là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Bệnh trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng quai bị như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Thường kéo dài khoảng 14 – 24 ngày, hầu như không có triệu chứng lâm sàng trên người bệnh.
Giai đoạn khởi bệnh
Các triệu chứng xuất hiện đột ngột:
- Đau đầu, khó chịu.
- Ăn kém, suy nhược.
- Sốt nhưng không cao, không gây lạnh run.
- Họng và góc hàm bị đau.
- Đau ở góc dưới của xương hàm.
- Tuyến mang tai sưng to dần, đau nhức (nhất là khi nhai hoặc thăm khám).
Giai đoạn toàn phát:
- Sưng to và đau nhức một bên tuyến mang tai rồi lan dần sang bên đối diện và các tuyến nước bọt khác.
- Sốt cao 39 – 40 độ C trong 3 ngày đầu của bệnh
- Chán ăn, đau đầu, nói khó, khó nuốt, đau bụng.
Giai đoạn hồi phục:
- Một tuần sau khi khởi phát triệu chứng, triệu chứng đau giảm dần và giảm sưng tuyến mang tai. Các triệu chứng đau họng, đau đầu hay khó nuốt cũng giảm dần đến khi hồi phục hoàn toàn.
Tình trạng sưng đau có thể diễn biến nặng đến mức phần góc của xương hàm dưới mang tai không còn nhìn thấy được. Một bên mang tai có thể sưng trước bên kia và có khoảng 25% người bệnh quai bị chỉ sưng một bên. Trong một số trường hợp ít gặp, các tuyến nước bọt ở hàm dưới và dưới lưỡi cũng có thể sưng đau.
Quai bị nên kiêng gì?
Đồ chua cay
- Những thực phẩm có vị chua sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều làm ảnh hưởng đến cơn đau làm trầm trọng bệnh hơn.
- Bên cạnh đó, đồ cay sẽ làm nóng trong người, gây mệt mỏi và khó chịu.
Thực phẩm làm từ nếp
Khi mắc bệnh vùng viêm sẽ sưng to, mưng mủ kèm đau nhức kéo dài. Nếu ăn thức ăn làm từ nếp thì gây nóng trong khiến vết thương lâu lành. Dẫn đến việc điều trị bệnh mất nhiều thời gian.
Thức ăn dai, khó nhai nuốt
Vùng sưng sẽ gây khó nhai nuốt gây chán ăn, kéo dài tình trạng bệnh. Nên tốt nhất, hãy lựa chọn thức ăn như cháo, súp, phở, hủ tiếu, cơm có kèm canh,…
Quai bị nên lựa chọn ăn loại thực phẩm nào?
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm phù hợp:
- Ưu tiên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng để hạn chế nhai mạnh ảnh hưởng đến vùng sưng viêm
- Lựa chọn các loại đậu cung cấp các vitamin cần thiết và tăng cường đề kháng cho người bệnh.
- Bổ sung rau xanh ổn định hệ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng khó chịu khác khi bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý về thức ăn phù hợp cho người bị quai bị:
Thức ăn mềm và dễ nuốt
- Các loại thực phẩm như cháo, súp, canh và sinh tố trái cây giúp người bệnh dễ ăn hơn mà không gây đau đớn cho tuyến nước bọt.
Thực phẩm giàu vitamin C
- Trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi và dâu tây có hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Uống đủ nước
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết. Nước lọc, nước trái cây tươi và các loại nước ép đều là lựa chọn tốt.
Sữa và sản phẩm từ sữa
- Sữa, sữa chua và phô mai mềm cung cấp dinh dưỡng cần thiết và dễ tiêu hóa.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn dễ dàng lựa chọn chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh quai bị. Nếu triệu chứng không giảm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.