Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ ở người trẻ
Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu khóa học của người trẻ hiện nay khiến cho bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu Nguyên nhân và cách phòng tránh Bệnh trĩ ở người trẻ qua bài viết dưới đây
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở người trẻ
Bệnh trĩ ở người trẻ tuổi có thể do các nguyên nhân sau:
Đặc thù công việc
Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ ở người trẻ tuổi, các công việc với tính chất ngồi nhiều như người làm IT, nhân viên văn phòng, tài xế,.. hay công việc nặng nhọc như vận chuyển hàng hóa,.. Việc ngồi một chỗ 8-10 tiếng một ngày ở người làm văn phòng, thậm chí ngồi cả ngày như tài xế công nghệ, hay việc mang vác đồ nặng thường xuyên như người vận chuyển hàng hóa, tất cả đều là những yếu tố tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Những yếu tố này đều gia tăng áp lực đặt lên hậu môn và trực tràng gây giãn nở mạch máu, hình thành nên búi trĩ. Ngoài ra, lưu thông máu ở vùng hậu môn và trực tràng bị ảnh hưởng, dẫn đến hoạt động của cơ thắt hậu môn không liên tục. Đặc biệt là việc ngồi lâu khiến cơ hậu môn luôn ở trạng thái mở, kèm theo việc không chú ý đại tiện không đúng giờ làm mất dần phản xạ đại tiện, ảnh hưởng đến nhịp độ và tần suất của đại tiện, dẫn đến hiện tượng táo bón.
Tình trạng lười uống nước
Lười uống nước là một trong những thói quen xấu mà nhiều người trẻ thường xuyên mắc phải. Điều đó dễ dàng tạo điều kiện để bệnh trĩ xuất hiện và tiến triển. Như đã biết, nước có vai trò rất đặc biệt đối với hệ tiêu hóa. Chúng có tác dụng làm mềm phân, thúc đẩy tiêu hóa. Thói quen uống không đủ nước chính là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng táo bón ở người trẻ. Táo bón là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển búi trĩ.
Táo bón làm cho phân khô hơn, cứng và khó khăn trong việc đẩy ra ngoài. Ngoài ra, phân đi qua hậu môn sẽ làm tổn thương niêm mạc hậu môn, gây chảy máu. Hơn nữa khi phân cứng cũng khó đẩy ra ngoài. Lúc này cần dùng sức để rặn – làm cho búi trĩ bị đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Yếu tố chế độ ăn uống của người trẻ – cũng là yếu tố tăng nguy cơ bệnh trĩ không thể xem nhẹ. Ngày nay người trẻ cực kỳ thích ăn fast food và có xu hướng chọn những bữa ăn nhanh, gọn, tiện lợi bên ngoài thay vì tự nấu nướng tại nhà. Những bữa ăn này thường không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ cần thiết để vận hành quá trình tiêu hóa một cách trơn tru. Ngoài ra, một số loại đồ ăn nhanh chứa không ít dầu mỡ, cộng thêm những nguyên nhân khác như sử dụng rượu bia, nước có ga,… gây ra các tình trạng táo bón, khó tiêu “hoành hành” trong một thời gian dài, dẫn đến bệnh trĩ từ rất sớm.
Các thói quen xấu khác
Ngoài chế độ ăn uống, không thể không kể đến những thói quen tưởng chừng rất vô hại ở giới trẻ. Thói quen dùng điện thoại khi đi vệ sinh khiến thời gian đại tiện lâu hơn, tăng áp lực lên hậu môn. Hơn nữa, thói quen uống ít nước, nhịn đại tiện, lười vận động cũng góp phần “nuôi” trĩ mà không hay.
Triệu chứng và biểu hiện mắc bệnh trĩ ở người trẻ
Dấu hiệu đầu tiên cần chú ý là tình trạng chảy máu có thể đi kèm cảm giác đau hoặc không đau khi đi vệ sinh. Vết máu là dấu hiệu sớm nhất và thường gặp khi bị bệnh trĩ. Ở cấp độ nhẹ, việc chảy máu có thể không gây đau đớn nên nhiều người chủ quan, thực tế, dù chỉ là vài giọt máu trên giấy vệ sinh hay trong bồn cầu lúc đi tiêu cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh trĩ. Đặc biệt trong trường hợp trĩ nội, búi trĩ xuất phát từ phía trên hậu môn, khi gặp tình trạng này bệnh nhân thường cũng không cảm nhận được vì không có triệu chứng đau hay khó chịu. Vết máu là dấu hiệu cho thấy có thể phân khi đi ngang hậu môn để ra ngoài đã gặp phải búi trĩ và làm trầy xước bề mặt gây chảy máu.
Bên cạnh chảy máu, một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ khác thường bị bỏ qua là cảm giác ngứa hoặc kích ứng ở vùng hậu môn. Tuy chưa phát triển đến mức đau rát do nứt hậu môn như bệnh trĩ nặng, nhưng niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương có thể bài tiết ra dịch nhầy, gây ẩm ướt, ngứa rát và khó chịu cho bệnh nhân. Với trĩ ngoại hoặc trĩ nội đến cấp độ nặng, búi trĩ sa lòi xuống dưới hậu môn, vùng da xung quanh có thể sưng hoặc loét, cơn đau đột ngột xuất hiện ở vùng hậu môn và đặc biệt đau đớn khi ngồi xuống hay đi vệ sinh.
Cách phòng tránh bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Các phương pháp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả có thể được phát triển dựa trên những yếu tố trên. Phòng tránh bệnh trĩ cần bắt nguồn từ việc khắc phục những nguyên nhân: chế độ ăn, đặc thù công việc – chế độ vận động và những thói quen khác,..
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều chất xơ để hạn chế táo bón
Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đặc biệt là chất xơ từ rau xanh, củ quả chín, ngũ cốc nguyên hạt,.. là điều mà người trẻ nên xây dựng và duy trì. Có thể tránh táo bón một cách triệt để dựa vào những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, thanh long,…
Ngoài ra, uống đủ nước, hạn chế đồ uống có cồn, cay nóng, thức ăn nhanh cũng giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, đẩy lùi táo bón – thủ phạm hàng đầu của những cơn đau trĩ.
Cải thiện tính chất công việc, tăng cường vận động
Ngoài ra, giảm thiểu và làm gián đoạn thời gian ngồi quá lâu sẽ giúp bạn tránh bệnh trĩ hiệu quả hơn. Thay vì ngồi một vị trí, có thể đứng dậy đi lại vài phút để giảm bớt áp lực cho hậu môn – trực tràng. Đối với tài xế, có thể dừng lại một khoảng thời gian ngắn rời khỏi yên xe, điều này giảm nguy cơ bị trĩ rất hiệu quả.
Ngoài ra, người trẻ cần vận động, tập thể dục thể thao nhiều hơn để tăng cường tuần hoàn, hạn chế tình trạng ứ trệ máu gây ra trĩ. Đồng thời, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nhu động ruột ổn định hơn sẽ hạn chế táo bón và tránh trĩ hiệu quả.
Từ bỏ những thói quen xấu gây ra bệnh trĩ ở người trẻ tuổi
Một số thói quen rất đặc trưng ở người trẻ như dùng điện thoại khi đại tiện, đại tiện lâu, nhịn đại tiện, ngại đại tiện cũng cần được khắc phục. Ngoài ra, cần bỏ thói quen uống ít nước, nước giúp mềm phân và đại tiện dễ dàng, hạn chế bệnh trĩ.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh trĩ ở người trẻ tuổi . Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.
Kết luận
Bệnh trĩ ngày càng phổ biến ở người trẻ do lối sống ít vận động và thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, hãy chú ý duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, và tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Thay đổi các thói quen xấu như dùng điện thoại khi đi vệ sinh và nhịn đại tiện cũng rất quan trọng. Nếu có dấu hiệu bất thường như chảy máu hay đau khi đi vệ sinh, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe hậu môn trực tràng không chỉ giúp bạn thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.