Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, quá trình điều trị trĩ đã trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với việc áp dụng nhiều phương pháp can thiệp khác nhau khiến bạn bối rối và không biết đâu là phương pháp tối ưu? Do đó bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các phương pháp điều trị trĩ cùng ưu nhược điểm đi kèm.
Bệnh trĩ là gì và nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra. Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là Hemorrhoids. Bệnh trĩ nếu phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội; còn nếu phát triển dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.
- Trĩ nội: khi các tĩnh mạch cuối trực tràng giãn ra, tạo thành búi trĩ nổi trên niêm mạc – phần ranh giới của hậu môn và trực tràng. Do dạng trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng nên bạn không thể sờ thấy hoặc nhìn thấy được. Đến khi trĩ to lên, lúc người bệnh đi ti thì búi trĩ lòi ra.
- Trĩ ngoại: búi trĩ hình thành ở ngay lớp da hậu môn nên khi búi trĩ nhỏ cũng dễ nhìn và sờ được. Trĩ ngoại nằm vùng bên ngoài hậu môn nên dễ cọ sát với quần áo, ghế ngồi… Cơn đau ngày càng nặng hơn.
Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thò ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn.
Các yếu tố thuận lợi bao gồm:
- Tuổi
- Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy
- Thời kỳ mang thai
- Di truyền
- Đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều
- Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn. Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh (đọc sách báo …)
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định. Nếu bệnh nhẹ có thể khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ (rau, củ, quả…) uống nhiều nước (2 – 3 lít/ ngày). Loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu…) ngồi ngâm hậu môn vào chậu nước ấm khoảng 10 phút có thể giảm đau, sưng nề và giảm hiện tượng thòi búi trĩ ra ngoài.
Với những phương pháp trên thì hầu hết các triệu chứng của bệnh trĩ như đau phù nề sẽ giảm trong vòng 2 đến 7 ngày.
Những khối trĩ ngoại tắc mạch có thể hết trong vòng 4 đến 6 tuần. Trong trường hợp khối trĩ tắc mạch đau nhiều liên tục, bác sĩ sẽ phải trích rạch lấy bỏ khối máu cục trong búi trĩ. Thủ thuật này thường được thực hiện tại phòng khám và được gây tê tại chỗ, bệnh nhân thường sẽ dễ chịu, đỡ đau hơn rất nhiều.
Những bệnh nhân bị bệnh trĩ nặng thường phải điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
- Phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su: Ở phương pháp này, các bác sĩ dùng một cái vòng cao su nhỏ đặt vào gốc búi trĩ, ngăn cản máu vào búi trĩ và cắt đứt búi trĩ. Búi trĩ và vòng cao su sẽ rụng và rơi ra ngoài trong khoảng vài ngày. Vết thương thường sẽ liền sau đó 1 – 2 tuần. Thủ thuật này thỉnh thoảng gây cho bệnh nhân khó chịu hoặc chảy ít máu và thường phải thực hiện nhiều lần để đạt được kết quả điều trị tốt. Phương pháp này có hiệu quả đối với búi trĩ nội nhỏ và sa ra ngoài khi đại tiện (trĩ độ I, II).
- Phương pháp tiêm xơ búi trĩ: Có thể được sử dụng ở những búi trĩ chảy máu và thường không thò ra ngoài khi đại tiện (trĩ nội độ I). Phương pháp này thường không đau và làm cho búi trĩ xơ cứng lại.
- Phương pháp mổ trĩ bằng máy cắt nối (phương pháp LONGO): Kỹ thuật mổ này sử dụng máy cắt nối đặc biệt, cắt và nối niêm mạc vùng hậu môn trực tràng, giúp búi trĩ được kéo lên vào trong hậu môn và teo dần đi, nó không thể cắt bỏ những búi trĩ ngoại. Phương pháp Longo thường đau hơn thắt vòng cao su hay tiêm xơ, nhưng lại ít đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ cổ điển.
- Phương pháp cắt trĩ – phẫu thuật cắt bỏ những búi trĩ: Là phương pháp có thể cắt bỏ triệt để cả trĩ nội và trĩ ngoại. Phương pháp này được chỉ định khi: Các cục máu đông hình thành liên tục trong búi trĩ ngoại (tắc mạch). Thất bại khi điều trị bằng phương pháp thắt vòng cao su. Trĩ sa ra ngoài nhiều gây cản trở sinh hoạt, không đẩy lại vào trong được (trĩ độ III, IV). Trĩ chảy máu nhiều mà điều trị nội khoa và thủ thuật không thành công.
- Phẫu thuật cắt trĩ – cắt bỏ những phần mô, búi trĩ gây chảy máu và thòi ra ngoài: Tùy vào điều kiện của từng cơ sở y tế có thể dùng những loại dụng cụ khác nhau để thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật thường được thực hiện khi bệnh nhân được gây tê (tê tại chỗ, tê tủy sống) hoặc gây mê.
So sánh và đánh giá hiệu quả của các phương pháp
Tùy thuộc vào loại trĩ và mức độ trĩ mà việc điều trị bằng phẫu thuật hay không phẫu thuật có hiệu quả hay không.
Ví dụ, đối với trĩ nội độ I và II thì việc điều trị bằng thủ thuật xơ hóa sẽ mang đến hiệu quả cao mà không cần phải phẫu thuật; Đối với bệnh trĩ cấp tính nặng, gây phù nề và hoại tử thì cần phải phẫu thuật vì các thủ thuật không mang lại hiệu quả cao.
- Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh nhưng không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh trĩ.
Đồng thời, việc điều trị nội khoa đang mang nhiều hạn chế lớn như là:
- Gây đau đớn kéo dài, từ vài tuần đến vài tháng. Thuốc giảm đau thông thường không hạn chế được cơn đau này.
- Dễ để lại sẹo ở hậu môn dẫn tới hẹp hậu môn, khiến người bệnh đau đớn khi đại tiện.
- Không thể loại bỏ hoàn toàn búi trĩ.
- Dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Điều trị ngoại khoa: Thực hiện thủ thuật
Một số phương pháp thủ thuật chữa trĩ phổ biến hiện nay:
- Kỹ thuật súng cook: Định vị chính xác búi trĩ, ít gây chảy máu. Nhược điểm là gây đau đớn, cần thực hiện nhiều lần, chi phí đắt đỏ (1 búi trĩ tương đương với 1 súng cook có giá gần chục triệu đồng).
- Chích xơ: gây đau, gây loét, chảy máu tại chỗ chích, nguy cơ biến chứng cao (áp xe, rò hậu môn, hoại tử…) nếu thực hiện sai kỹ thuật tiêm.
- Thắt trĩ: Không gây chảy máu, búi trĩ nhỏ lại rõ rệt. Nhược điểm là hiệu quả chậm, dễ bị huyết khối hoặc lở loét gây đau đớn, không áp dụng với trường hợp búi trĩ to và phức tạp.
- Làm lạnh: Có thể làm lạnh nhiều búi trĩ cùng lúc. Nhược điểm là gây đau đớn, chỗ làm lạnh bị phù nề, chảy nước kéo dài, kết quả chỉ 50%.
- Sử dụng laze: Tác động trực tiếp vào búi trĩ và loại bỏ nhanh chóng. Nhược điểm là gây đau đớn cho người bệnh, sau điều trị vẫn có thể tái phát bệnh, dễ có sẹo, lâu hồi phục.
- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật
Điều trị bệnh trĩ bằng thực hiện phẫu thuật áp dụng với các trường hợp trĩ nặng từ độ II trở lên. Các phương pháp đang được áp dụng hiện nay gồm: Phẫu thuật Milligan – Morgan, phẫu thuật Ferguson, phẫu thuật Longo, phẫu thuật PPH, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Dưới đây là so sánh ưu – nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật kể trên.
Về ưu điểm:
- Phẫu thuật Milligan – Morgan: quá trình điều trị đơn giản, chi phí điều trị thấp và ít gây biến chứng.
- Phẫu thuật Ferguson: Vết sẹo liền nhanh.
- Xâm lấn tối thiểu HCPT II: Có những ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp cổ điển. như tác động theo nguyên lý xâm lấn tối thiểu nên không ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Đồng thời vết cắt trĩ nhỏ, không để lại sẹo hậu phẫu và hạn chế nhiễm trùng. Hạn chế tối đa đau đớn và chảy máu. Đây là điểm nổi trội so với các phương pháp cũ như Longo, PPH,.. Thời gian điều trị nhanh, chỉ từ 20-30 phút, dễ dàng chăm sóc hậu phẫu.
- Chi phí cắt trĩ theo phương pháp này phù hợp với đại đa số người bệnh.
Về nhược điểm:
Các phương pháp phẫu thuật Longo và phẫu thuật PPH có nhược điểm chung là chi phí thực hiện cao, đồng thời đây đều là những phương pháp cũ, thời gian hồi phục lâu, gây đau đớn kéo dài, dễ gây hẹp hậu môn hậu phẫu và vẫn có tỷ lệ tái phát cao.
Riêng phương pháp PPH mang nhiều nhược điểm hơn cả: chi phí đắt, không áp dụng cho điều trị trĩ ngoại, tỷ lệ tái phát và biến chứng cao hơn.