Rối loạn ăn uống do stress và những ảnh hưởng
Căng thẳng có thể khiến chúng ta thèm ăn những món đồ ngọt, tuy nhiên giải pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe lâu dài. Thay vì tìm đến thức ăn, hãy thử áp dụng những cách sau để giảm căng thẳng hiệu quả và an toàn hơn.
Stress ảnh hưởng thế nào đến việc ăn uống?
Stress có thể gây ra ăn uống vô độ thiếu kiểm soát. Người mắc chứng rối loạn này thường dùng thức ăn để giải quyết căng thẳng và một số loại cảm xúc khác như tức giận, buồn bã, chán nản.
Chứng ăn uống vô độ thiếu kiểm soát do căng thẳng diễn ra theo chu kỳ như sau:
- Bạn bị căng thẳng, thèm ăn, rồi ăn quá đà
- Sau khi ăn quá nhiều, bạn lo lắng bị tăng cân, điều này làm căng thẳng tăng thêm
Một số yếu tố gây căng thẳng khiến bị ăn uống quá đà bao gồm:
- Có sự thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nhà
- Bị bắt nạt
- Mất người thân
- Vấn đề tiền bạc
- Các vấn đề về gia đình
- Các rắc rối trong công việc
Có khoảng 1 trên 4 người ăn quá đà mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Những ảnh hưởng do rối loạn ăn uống sau stress
Tại sao sau một ngày làm việc tồi tệ hoặc chia tay khiến bạn ăn đồ ngọt?
Đó là vì trong khoảng thời gian khó khăn này, cơ thể bạn tạo ra nhiều hormone cortisol, làm tăng cảm giác đói. Từ đó, thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Nếu bạn mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ, bạn đã có lượng hormone cortisol cao hơn những người bình thường khác.
Tại sao ăn ngọt, tinh bột giúp tinh thần thoải mái hơn?
Trong các loại thực phẩm ngọt, tinh bột chứa serotonin, có tác dụng cải thiện tâm trạng. Do đó, bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên thường được gọi là “thực phẩm tạo cảm giác thoải mái”. Tuy nhiên, cảm giác này kéo dài không lâu. Ngay sau khi ăn xong, lượng đường trong máu sẽ giảm dần, bạn sẽ lại mệt mỏi.
Làm thế nào để kiểm soát ăn uống khi bị stress?
- Khám bệnh: Nếu cho rằng bản thân có vấn đề với việc ăn quá nhiều, bạn nên đi khám sức khỏe. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị chứng ăn uống vô độ. Từ đó, bạn sẽ học được cách thay đổi thói quen ăn uống.
- Ghi nhật ký: Ghi ra thời gian ăn và cảm giác khi ăn. Khi nhìn lại bạn có thể tìm ra nguyên nhân gây ăn uống vô độ, từ đó tìm ra các giải pháp xử lý căng thẳng lành mạnh.
- Tập thể dục: Đi dạo bên ngoài hoặc tham gia một lớp thể dục nhịp điệu có thể giúp làm giảm mức cortisol, từ đó giảm cảm giác thèm ăn. Duy trì tập thể dục không chỉ giảm thời gian tiếp xúc với tủ lạnh, mà còn giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
- Yoga: Bằng cách tập trung vào hơi thở, yoga là một cách tuyệt vời để cải thiện tình trạng căng thẳng. Yoga là sự kết hợp giữa thiền và tập thể dục, do đó, trong quá trình luyện tập có thể giúp bạn suy nghĩ để chọn lựa thực phẩm chu đáo hơn.
- Ăn đồ ngọt lành mạnh: Khi cảm thấy thèm ăn, bạn nên chuyển sang ăn những thực phẩm vừa tạo cảm thấy ngon miệng, vừa ít chất béo và calo. Ví dụ: khoai lang nướng, mì ống nguyên hạt với nước sốt cà chua hoặc đậu và gạo lứt.
- Giao tiếp với mọi người: Khi căng thẳng, thay vì ăn bánh kẹo, bạn nên gọi cho người thân và bạn bè để trò chuyện. Họ có thể giúp đỡ bạn nếu bạn tâm sự.
Ngoài người thân và bạn bè, bạn cũng có thể tìm gặp các chuyên gia để điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ và căng thẳng:
- Nhà tâm lý học: Giúp điều trị các vấn đề tâm lý kích thích cảm giác thèm ăn.
- Chuyên gia dinh dưỡng: Giúp bạn thiết kế một chế độ ăn uống vừa tạo cảm giác no vừa giúp giảm căng thẳng.
- Huấn luyện viên thể hình: Cung cấp chương trình tập luyện phù hợp với lối sống của bạn.
Căng thẳng có thể khiến bạn khó kiềm chế cảm xúc. Thay vì việc phải kiểm soát ăn uống thì bạn hãy bình tĩnh và thực hiện các biện pháp tránh ăn đồ ngọt nêu trên, bởi việc này không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Hãy nhớ rằng, sức khỏe tinh thần là vô cùng quan trọng. Hãy áp dụng những cách thức lành mạnh để giảm căng thẳng và bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực.