Sán dây cá: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tổng quan chung
Diphyllobothrium latum là loài sán dải lớn nhất, sống ký sinh chủ yếu trong ruột non của người. Ngoài ra, sán còn ký sinh ở chó, gấu và các loài động vật có vú ăn cá.
D. latum là loài ký sinh phổ biến nhất và lớn nhất lây nhiễm sang người (dài tới 10 m). D. latum và các loài Diphyllobothriidae khác có chu kỳ sống dưới nước. Trong nước ngọt, trứng của D. latum từ phân người được nở thành ấu trùng bơi tự do, chúng là thức ăn của các loài giáp xác. Các loài giáp xác là thức ăn của cá, trong đó ấu trùng trở thành tác nhân nhiễm bệnh. Một số khác Dibothriocephalus loài và Adenocephalus pacificus có thể lây nhiễm cho người sau khi ăn cá sống, nhưng chúng không phổ biến.
Bệnh sán Diphyllobothrium xảy ra trên toàn thế giới, đặc biệt là nơi hồ nước mát bị ô nhiễm bởi nước thải. Nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ và Bắc Âu xảy ra ở những người ăn cá nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín. Nhiễm trùng ít phổ biến hơn với xử lý nước thải hiện tại.
Triệu chứng
Nhiễm trùng thường không có triệu chứng, nhưng các triệu chứng đường tiêu hoá nhẹ (đầy bụng, ỉa chảy, sút cân) có thể được ghi nhận. Sán dây cá hấp thu vitamin B12, do đó đôi khi dẫn đến thiếu vitamin B12 và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Hiếm khi, nhiễm trùng nặng dẫn đến tắc ruột hoặc bệnh túi mật do sự di chuyển của các đốt sán (các đoạn sán).
Nguyên nhân
Sán dây cá lây nhiễm cho người bệnh khi họ ăn phải thịt các loài cá hoặc nội tạng cá tái, sống hoặc chưa được nấu chín.
Người bệnh nhiễm ấu trùng sán nhái khi ăn các loại thịt như thịt rắn, ếch, nhái,.. có chứa ký sinh trùng (ví dụ thịt tái, thịt sống chưa được nấu chín,..) hoặc sử dụng các nguồn nước không hợp vệ sinh có chứa ký sinh trùng sán nhái. Trường hợp ít gặp hơn có thể nhiễm bệnh khi sử dụng trực tiếp thịt động vật bị nhiễm ký sinh trùng đắp lên các vết thương, mắt,… hoặc tiếp xúc qua da, mũi với các nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng như tắm, bơi lội,…
Đối tượng nguy cơ
Bệnh do sán dây cá có thể gặp nhiều khu vực trên thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, khu vực biển Thái Bình Dương,… Bệnh do ấy trùng sán nhái gặp lẻ tẻ tại một số quốc gia và khu vực như ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Việt Nam (miền Bắc),… Một số yếu tố, nguy cơ, điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng gây bệnh như: sống trong điều kiện vệ sinh môi trường kém, điều kiện dân trí thấp, không thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn trong sinh hoạt và ăn uống, ăn các loại thịt cá, thịt ếch, thịt nhái,… sống hoặc chưa được nấu chín, sử dụng trực tiếp thịt rắn, thịt ếch,… đắp lên các vết thương; tắm rửa, bơi lội tại các khu vực nước bị nhiễm ký sinh trùng,…
Chẩn đoán
- Xét nghiệm phân tìm trứng và proglottids
- Công thức máu toàn phần
Chẩn đoán bệnh sán Diphyllobothrium bằng cách xác định trứng có nắp đặc trưng hoặc các đốt sán trong phân. Công thức máu toàn bộ được thực hiện để kiểm tra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Phòng ngừa bệnh
Biện pháp dự phòng
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây để chủ động phòng chống bệnh.
- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng chống dịch
- Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.
- Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch; tuyên truyền người dân không ăn thịt lợn/bò chưa được nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều trị như thế nào
- Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.
- Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
- Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.
- Thuốc điều trị:
Điều trị sán dây trưởng thành: có thể dùng một trong hai loại thuốc sau:
Praziquantel viên nén 600 mg liều 15-20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ.
Niclosamide viên nén 500 mg liều 5-6 mg/kg, liều duy nhất uống lúc đói, sau 2 giờ tẩy Magie sulphat 30 mg kèm theo uống nhiều nước (1,5-2 lít).
Điều trị nang sán: áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên:
Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần, 2 lần/ngày trong 10 ngày điều trị 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày hoặc
Albendazole 7,5 mg/kg/lần, 2 lần/ngày trong 30 ngày, điều trị 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng Praziquantel liều duy nhất từ 15-20 mg/kg.