Thực đơn dành cho người mắc viêm tá tràng
Viêm tá tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa phổ biến, bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Các vết loét có thể là những vết loét nhỏ hoặc lớn, và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên niêm mạc tá tràng. Vậy người mắc bệnh lý viêm tá tràng ăn gì và chế độ tập luyện như thế nào để cải thiện triệu chứng cũng như giảm tình trạng nặng hơn của bệnh? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bị viêm tá tràng
- Tập thói quen bổ sung đầy đủ nước hằng ngày, từ 2 – 2,5 lít, tùy cân nặng và thể trạng.
- Ăn uống đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ: cải thiện được chức năng của dạ dày, tá tràng.
- Sử dụng chất béo không bão hòa: dầu thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương; các loại hạt như hạt mè, hạt hướng dương; các loại ngũ cốc, cá hồi, cá trích.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau rất giàu chất xơ, có thể giúp giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt cơ trong đường. tiêu hóa.
- Trái cây: những loại trái cây có vị ngọt như dưa hấu, đu đủ, măng cụt, thanh long…giảm được lượng acid dư tiết ra trong dạ dày của người bệnh.
- Nghệ: chống oxy hóa, giảm viêm và nhanh lành các vết loét trong tá tràng.
- Sữa chua được làm từ sữa đã được lên men, điển hình là bởi vi khuẩn axit lactic. Nó chứa các lợi khuẩn được gọi là probiotics, là những vi khuẩn có lợi sống trong đường tiêu hóa của và có thể cải thiện vấn đề viêm tá tràng.
- Cháo, súp, các thức ăn mềm: giúp người bệnh dễ tiêu hóa, không làm nặng thêm tình trạng viêm và bên cạnh đó còn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bị viêm tá tràng:
- Sử dụng thực phẩm chế biến có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo quản đúng cách, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng Protein, Lipid, Glucid, vitamin và khoáng chất.
- Ăn uống điều độ không bỏ bữa, không ăn no quá, hạn chế các đồ ăn thức uống có tính chất kích thích dạ dày như các thức ăn chua, cay, rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc, nước có ga…
- Bổ sung nước đầy đủ tùy vào độ tuổi, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, môi trường làm việc, thời tiết…
Viêm tá tràng nên kiêng gì?
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: bơ, kem, thịt đỏ, phô mai, sữa, các chế phẩm từ sữa
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng: đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.
- Trái cây có vị chua, nhiều axit: Các loại hoa quả có nhiều axit và có vị chua như cam, chanh. Các
Thực phẩm lên men: dưa muối, cải chua….
- Các món tái sống: tiết canh, đồ tái, các món gỏi…
- Rượu, bia và chất kích thích: Các
Loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa chất bảo quản, chất kích thích
- Béo phì: tăng cân quá mức làm nặng thêm tình trạng viêm tá tràng
- Ăn quá nhiều trong một bữa: thức ăn vào dạ dày khó có thể tiêu hóa nhanh chóng, dạ dày hoạt động nhiều liên tục, không được nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn.
Các bài tập thể dục cho người mắc bệnh viêm tá tràng?
Lưu ý khi tập luyện thể thao cho người bị viêm tá tràng
- Sinh hoạt lành mạnh và tập luyện thể thao đều đặn.
- Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể chất của mỗi người, trong những trường hợp có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia.’
- Cân đối giữa hoạt động thể chất và chế độ ăn uống hợp lý
- Hoạt động thể chất giúp kích thích cơ trơn trong ruột, giảm hiện tượng tắc nghẽn. Đồng thời giúp tăng cường sự tuần hoàn máu trong ruột
- Tránh tập luyện thể dục thể thao một cách quá sức, nhất là khi vừa ăn no có thể khiến các vòng cơ tại đường ruột bị tổn thương.
Các bài tập thể chất dành cho người bị viêm tá tràng
- Đi bộ là một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe tổng thể. Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn 30 phút sẽ giúp lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể dễ được tiêu hóa hơn, đặc biệt đi bộ vào buổi sáng giúp cải thiện chức năng của dạ dày.
- Chạy bộ vào mỗi buổi sáng giúp cải thiện hoạt động của dạ dày, những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật dạ dày tập luyện chạy bộ để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.·
- Các hoạt động thể dục, thể thao khác như: bơi lội, đạp xe, yoga…
Trên đây là những chia sẻ về dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm tá tràng. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về dinh dưỡng của người bệnh cũng chế độ tập luyện phù hợp giúp giảm ảnh hưởng cải thiện triệu chứng cũng như giảm tình trạng nặng hơn của bệnh.