5 biến chứng cần biết về viêm tá trang ở trẻ em: tìm hiểu và phòng ngừa
Tá tràng là một phần thuộc hệ tiêu hóa trong cơ thể con người, có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn. Các bệnh lý về tá tràng cũng khá thường gặp do cơ quan này thường phải làm việc liên tục để tham gia vào quá trình tiêu hóa. Viêm tá tràng có thể gặp ở mọi đối tượng, cụ thể bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi sâu vào những biến chứng của viêm tá tràng ở trẻ em cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này.
Khái niệm
Tá tràng là phần đầu của ruột non, dài và uốn cong hình chữ C, có dạng ống dẹt, co giãn và uốn lượn. Đây là nơi quan trọng trong quá trình tiêu hóa, chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non và hấp thụ vitamin cùng chất dinh dưỡng trước khi chuyển đến các cơ quan tiêu hóa khác.
Viêm tá tràng là viêm niêm mạc tá tràng, gây đau bụng, chảy máu và các triệu chứng tiêu hóa khác. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), loại vi khuẩn phá vỡ các chất nhầy bảo vệ niêm mạc tá tràng khỏi axit dạ dày, dẫn đến viêm mạn tính và loét tá tràng.
5 biến chứng viêm tá tràng ở trẻ em
Viêm tá tràng có thể xảy ra trên mọi đối tượng, đặc biệt trẻ em từ 6 tuổi trở lên đã có nguy cơ mắc bệnh này, những biến chứng viêm tá tràng ở trẻ em có thể rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra viêm, mức độ nghiêm trọng của tình trạng, và liệu pháp điều trị.
Suy dinh dưỡng và giảm cân
Viêm tá tràng ở trẻ em gây tổn thương và loét niêm mạc tá tràng, dẫn đến:
- Đau bụng từng cơn, các cơn đau thường liên quan đến bữa ăn;
- Buồn nôn, nôn, đày bụng, khó tiêu;
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua và nóng rát vùng thượng vị.
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Những triệu chứng này làm suy giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng, mất cân nặng và thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ..
Mất nước
- Viêm tá tràng có thể gây tiêu chảy nặng, dẫn đến mất nước và điện giải. Trẻ nhỏ dễ mất nước nhanh chóng khi tiêu chảy kéo dài, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm tá tràng kéo dài gây phù nề niêm mạc, chít hẹp lòng tá tràng và hẹp môn vị. Triệu chứng gồm đau bụng, nôn ói dữ dội, dịch ói có mùi hôi. Nôn nhiều gây mất nước và mất cân bằng điện giải, làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa xảy ra ở 15-20% bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Khi viêm loét kéo dài, vết loét sâu hơn, axit dạ dày bào mòn gây chảy máu vào ống tiêu hóa, dẫn đến nôn ra máu, đau bụng dữ dội, bụng cứng, và toát mồ hôi.
Trong trường hợp loét tá tràng, máu có thể chảy âm ỉ hoặc ồ ạt, gây đại tiện ra phân đen hoặc đỏ tươi. Xuất huyết tiêu hóa nặng gây mất máu nhiều, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Nhiễm trùng
Viêm tá tràng tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi rút phát triển, gây nhiễm trùng với triệu chứng sốt, đau bụng và tụt sức khỏe nghiêm trọng.
Dị ứng thức ăn
Trẻ có thể phát triển dị ứng thức ăn sau viêm tá tràng do niêm mạc ruột bị tổn thương, gây ra phát ban, đau bụng và nôn mửa.
Cách chăm sóc và quản lý biến chứng
Nhìn chung, Viêm tá tràng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Hãy đảm bảo rằng người lớn chúng ta sẽ luôn luôn đồng hành cùng trẻ và quản lý tốt bệnh để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Cung cấp cho trẻ đủ lượng nước để tránh bị mất nước
- Hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm làm tăng tình trạng viêm như thực phẩm có chứa gluten, đồ ngọt, đồ chiên, chất béo…
Theo dõi triệu chứng và biến chứng
Theo dõi triệu chứng của viêm tá tràng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và sốt. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Tuân thủ và thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
- Tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ để có thể theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ
- Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ
- Cần chuẩn bị sẵn các số điện thoại của bác sĩ, bệnh viện để được hỗ trợ tư vấn khi cần.
Cách phòng ngừa và quản lý bệnh viêm tá tràng ở trẻ em
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối
- Nguồn nguyên liệu cung cấp vào cơ thể phải đảm bảo an toàn về chất lượng để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút gây nên viêm tá tràng.
- Chế độ ăn nên bổ sung nhiều chất xơ như rau củ, hoa quả giúp duy trì sự lành mạnh của hệ tiêu hóa.
- Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh, đặc biệt là thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo và phẩm màu nhân tạo.
- Ăn uống đúng giờ giấc, thời điểm trong ngày.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường miệng
Dạy cho trẻ cách rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc rửa tay đúng cách có thể giúp ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn và vi rút gây viêm tá tràng.
Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ
Viêm tá tràng có thể là kết quả của nhiều loại vi khuẩn và vi rút khác nhau, do đó tiêm phòng có thể giúp ngăn chặn một số bệnh truyền nhiễm liên quan đến viêm tá tràng.
Tránh căng thẳng, stress
Căng thẳng và stress là yếu tố chính gây viêm dạ dày tá tràng. Quản lý căng thẳng và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giảm căng thẳng như thể dục, nghệ thuật và nghỉ ngơi là cần thiết.
Các biến chứng viêm tá tràng ở trẻ cần được theo dõi chặt chẽ và phòng ngừa hiệu quả. Nếu có triệu chứng bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị đúng đắn.