Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 hay còn có tên gọi khác là tiểu đường phụ thuộc insulin là một bệnh lý trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phá huỷ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ.Tiểu đường tuýp 1 rất ít phổ biến chỉ chiếm khoảng 5-10% , thường xuất hiện ở người trẻ từ 10- 25 tuổi. Vậy nguyên nhân là gì ? Triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh này là như thế nào?
Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 có thể do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Insulin là hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và tạo ra năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, não, mắt, thận, thần kinh, mạch của bạn.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1
Các triệu chứng điển hình
- Đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm giúp cơ thể tăng thải lượng đường dư thừa trong máu qua thận.
- Khát nước và uống nước nhiều: Lượng đường trong máu tăng kích thích cơ thể đào thải lượng đường dư thừa qua đường tiểu. Từ đó, dẫn đến tình trạng khát nước, mất nước, khô miệng. Khiến cơ thể cố gắng bù trừ bằng cách uống nhiều nước.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân và nhanh cảm thấy đói. Đặc biệt là sau khi ăn: Glucose được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu khiến cơ thể nhanh đói. Đồng thời, mất nước cũng là một trong những yếu tố gây sụt cân.
Các triệu chứng khác
- Mệt mỏi và không có năng lượng vì đường trong máu không có insulin để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động cho các tế bào cơ thể.
- Mờ mắt.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng da, âm đạo hoặc đường tiết niệu.
- Cáu kỉnh và hay thay đổi tâm trạng.
- Vết thương hoặc vết loét lâu lành hơn.
Ngoài ra, các dấu hiệu cấp cứu với bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm
- Co giật và lú lẫn.
- Hơi thở có mùi trái cây.
- Thở nhanh và nặng nhọc (nhịp thở Kussmaul).
- Đau bụng và nôn mửa.
- Mất ý thức.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
- Xét nghiệm máu để tìm kháng thể. Để cho thấy rằng cơ thể đang tự tấn công chính các tế bào của mình. Kháng thể này thường được tìm thấy ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 và không có ở tuýp 2.
- Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để tìm ketones. Chất được tạo ra khi cơ thể ly giải lipid để tạo năng lượng vì không sử dụng được glucose.
- Xét nghiệm HbA1C là một xét nghiệm máu đo lượng đường huyết máu trung bình trong 3 tháng trước đó mà không cần phải nhịn ăn uống. Chỉ số HbA1C mục tiêu < 6.5% cho thấy tình trạng đường huyết đang được kiểm soát tốt.
Công thức tính glucose từ % của HbA1c:- Đơn vị mg/dL: 28,7 x HbA1c – 46,7
- Đơn vị mmol/L: 1,59 x HbA1c -2,59
- Xét nghiệm đường huyết bất kỳ: Chỉ số đường huyết ≥ 200 mg/dL (hoặc 11.1 mmol/L). Kèm 4 triệu chứng điển hình của đái tháo đường giúp chẩn đoán đái tháo đường.
- Xét nghiệm glucose huyết lúc đói. Yêu cầu người bệnh cần nhịn ăn ít nhất là 8 giờ. Và chỉ số xét nghiệm ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) được chẩn đoán là đái tháo đường.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói từ 8 – 12 giờ. Xét nghiệm glucose huyết lúc đói. Sau đó cho bệnh nhân uống một lượng tương đương 75g glucose trong 5 phút. Tiến hành định lượng lại glucose huyết sau 1 và 2 giờ kể từ thời điểm uống nước đường.
Phương pháp điều trị tiểu đường type 1
- Điều trị đái tháo đường loại 1 cần tiêm insulin hằng ngày. Hầu hết những người mắc đái tháo đường type 1 cần hai đến bốn mũi tiêm mỗi ngày.
- Không những tiêm insulin mà người bệnh còn cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Nếu một người tiêm insulin nhưng lại quên ăn, họ có thể bị hạ đường huyết. Nếu dùng quá ít insulin hoặc ăn quá nhiều thì lại có thể bị nhiễm toan ceton.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh đái tháo đường type 1 giúp giữ lượng glucose trong máu tương đối ổn định.
- Để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường và tương đối ổn định. Một người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường được khuyên nên ăn, tập thể dục và dùng insulin vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thói quen thường xuyên giúp giữ mức glucose trong phạm vi bình thường.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 nên tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp bảo vệ sức khỏe và giúp hệ tim mạch khỏe mạnh. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên bạn cần hỏi bác sĩ của bạn khi nào nên tập thể dục, tập bao nhiêu là đủ?