Nhận biết các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh phổ biến ở mắt khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp bị viêm nhiễm. Bệnh đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc. Bệnh đau mắt đỏ có tên tiếng Anh là Acute conjunctivitis hay Pink eye.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
- Đỏ mắt: đây là triệu chứng đau mắt đỏ điển hình. Bệnh nếu được điều trị kịp thời sẽ ít gây biến chứng nghiêm trọng làm tổn thương mắt hay ảnh hưởng đến thị lực.
- Ngứa hoặc cộm ở mắt: người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, nóng rát hoặc khó chịu ở mắt như có vật gì kẹt bên trong mắt. Các triệu chứng bắt đầu ở một mắt và vài ngày sau sẽ lan sang mắt còn lại.
- Tiết nhiều dịch ở mắt: Biểu hiện đau mắt đỏ khác là nước mắt chảy nhiều thường thấy ở người bị đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng. Đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ tiết dịch mủ màu vàng xanh.
- Nhạy cảm với ánh sáng: người bệnh có thể nhạy cảm nhẹ với ánh sáng. Hơn nữa, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng,… có thể do nhiễm trùng nặng, lan ra ngoài kết mạc và viêm bên trong mắt. Nếu người bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
- Đóng màng, ghèn sau khi thức dậy: mắt tiết dịch và tích tụ lúc ngủ khiến hai mí dính nhau khi thức dậy.
- Chảy nước mắt: người bệnh thường chảy nhiều nước mắt hơn nếu đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng.
Bệnh đau mắt đỏ có lây không ?
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ bị lây và dễ bùng phát thành dịch. Đây là bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi và có sự gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần. Bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bị bệnh. Chính vì vậy các môi trường như công sở, lớp học hay các địa điểm công cộng khiến cho bệnh lây lan rộng rãi hơn.
Đau mắt đỏ có thể lây từ người này sang người khác qua những cách sau:
- Do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường nước mắt ,dịch mắt…
- Do chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khóa, …hoặc có thể do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, bàn chải, gối…
- Do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mầm bệnh
- Do thói quen hay sờ mũi, miệng, hay dụi mắt
- Khi người bị đau mắt đỏ nói chuyện hoặc hắt hơi, virus sẽ theo nước bọt truyền từ người bệnh sang người lành.
- Ở những địa điểm công cộng, nơi có mật độ dân cư cao, bệnh càng dễ lây lan và bùng phát thành dịch.
Lưu ý: tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác để dùng, không dùng lá trầu không để đắp lên vùng mắt bị đau hoặc các bài thuốc truyền miệng chưa có cơ sở khoa học để chữa bệnh vì chúng có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
Cách phòng ngừa đau mắt đỏ
- Để có thể ngăn ngừa được bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả nên lưu ý một vài điều sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.
- Vệ sinh mắt mỗi ngày với nước muối sinh lý 0.9%.
- Không dùng chung khăn mặt, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng.
- Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,… dây vào mắt
- Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra đường.
- Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất trong trái cây.
- Khi vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Nên chọn những bể bơi sạch, đạt tiêu chuẩn khi đi bơi, đồng thời sử dụng kính bơi và rửa mắt với nước muối sinh lý 0.9% ngay sau khi bơi.
- Thường xuyên mở cửa thông gió và luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Nếu nhà có người bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly hợp lý, ví dụ như đeo khẩu trang kể cả khi không ra ngoài, tuyệt đối không ôm hôn người khác nhất là trẻ em.