Ung thư tủy sống có nguy hiểm không?
Ung thư tủy sống là một dạng ung thư phát triển từ tủy xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tái tạo các tế bào máu và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết này giúp nâng cao nhận thức về ung thư tủy sống, biến chứng và cách phòng ngừa.
Ung thư tủy sống là gì? Có chữa được không?
Ung thư tủy hình thành do sự phát triển và phân chia không kiểm soát của các tế bào tuyến tủy. Được đánh giá là một dạng ung thư phát triển âm thầm, khó nhận biết ngay từ thời điểm khởi phát. Qua thời gian, bệnh tiến triển nặng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống. Lúc này, các tế bào ác tính đã di căn tới các bộ phận khác nên tỷ lệ tử vong rất cao và không thể điều trị triệt để.
Ung thư tủy có thể chữa được nếu phát hiện bệnh sớm
Nguyên nhân của ung thư tủy
Nguyên nhân chính gây nên ung thư tủy hiện nay chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố có khả năng tăng nguy cơ sinh bệnh:
- Chấn thương do tai nạn giao thông, va đập mạch, chơi thể thao quá sức,…
- Người nghiện thuốc lá: do khói thuốc chứa nhiều chất độc hại không chỉ gây nên ung thư phổi mà có thể gây nên cả ung thư tủy xương.
- Bức xạ ion hóa: là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên, có thể gây ung thư, trong đó có ung thư tủy.
Triệu chứng của ung thư tủy
Ung thư tủy khởi phát âm thầm, có nhiều triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn nên thường bị chủ quan, xem nhẹ. Khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng, khó điều trị hiệu quả. Nhìn chung, các triệu chứng sớm “cảnh báo” ung thư tủy cần được lưu tâm ngay từ đầu, khá giống với người bị thoái hóa xương khớp bao gồm:
- Cảm thấy đau nhức phần xương khớp thường xuyên
- Mất thăng bằng, gặp khó khăn trong đi lại
- Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và không thể tập trung làm việc.
- Chán ăn, sụt cân
- Xuất hiện hạch ở cổ, nách, háng, bẹn,…
- Dễ bị xuất huyết dưới da như chảy máu răng, mũi,…
- Sốt cao không rõ nguyên nhân, lâu ngày không khỏi
Luôn có cảm giác đau nhức xương khớp là sự cảnh báo của ung thư tủy giai đoạn đầu
Bên cạnh đó, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những vấn đề bất thường dưới đây thì không thể loại bỏ khả năng ung thư tủy giai đoạn cuối. Một số triệu chứng nặng như:
- Đau cột sống thắt lưng, có thể gãy xương tự phát
- Cơ thể suy nhược, luôn cảm thấy đầu đau nhức, suy giảm thị lực,…
- Chân tay đau, tê; tiểu không kiểm soát
- Rối loạn chức năng thần kinh vận động, rối loạn cảm giác,…
Cách phòng bệnh ung thư tủy
- Khám sức khỏe định kỳ: đây là biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư, từ đó có thể tư vấn và điều trị kịp thời.
- Cảnh giác khi có nguy cơ mắc bệnh cao: những người có người thân mắc ung thư tủy xương nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cảnh giác với các dấu hiệu bất thường.
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, tăng cường rau quả và giảm chất béo có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, bao gồm cả ung thư tủy sống. Tránh xa thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: vận động thường xuyên giúp cải thiện chức năng miễn dịch, giữ cho hệ xương và cơ chắc khỏe, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh.
Kết luận
Ung thư tủy sống là một căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận thức về bệnh, phòng tránh và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ và tác động tiêu cực của bệnh. Hãy chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Điều này không chỉ giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh ung thư tủy sống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!