Ung thư xoang là gì? Những điều cần biết về ung thư xoang
Ung thư xoang mặt là căn bệnh nguy hiểm xuất phát từ các xoang mặt, bao gồm xoang hàm, xoang sàng trước, xoang sàng sau, xoang trán và xoang bướm. Thường gặp nhất là ung thư xoang hàm và xoang sàng. Do có mối liên hệ mật thiết, tổn thương ở một xoang có thể dễ dàng lan sang các xoang khác.
Điều đáng lo ngại là, ở giai đoạn đầu, ung thư xoang mặt thường có triệu chứng giống với viêm xoang thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua. Khi đến khám, bệnh đã có thể tiến triển sang giai đoạn muộn, di căn sang các xoang khác, gây khó khăn cho việc điều trị và tiên lượng xấu cho sức khỏe người bệnh.
Tổng quan chung
Ung thư xoang mặt là thuật ngữ dùng để chỉ những thương tổn ở vùng hàm, mũi, mặt. Hay gặp nhất là ung thư xoang sàng và ung thư xoang hàm. Khi một trong hai xoang bị ung thư thì dễ có sự lan toả ung thư vào xoang lân cận.
Có ba loại ung thư các xoang mặt:
- Ung thư thượng tầng cấu trúc
- Ung thư trung tầng cấu trúc
- Ung thư hạ tầng cấu trúc
Triệu chứng
Ung thư thượng tầng cấu trúc
- Giai đoạn đầu của bệnh
- Tắc, nghẹt mũi: người bệnh thường bị tắc hoặc ngạt ở một bên mũi, diễn tiến từ nhẹ cho đến nặng, đến khi ngạt hoàn toàn sẽ xuất hiện tình trạng có mủ nhầy và chảy máu mũi, theo thời gian, mức độ chảy máu sẽ tăng lên cả về lượng và số lần chảy máu.
- Đau vùng trán : Một số bệnh nhân sẽ có cảm giác nặng ở vùng trán hoặc rễ mũi, một số trường hợp sẽ thấy vùng trán bị đau dữ dội.
- Mũi, mắt bị sưng: Do rễ mũi bị phồng ra, vùng gò má bị sưng, vùng mắt bị biến dạng.
- Giai đoạn các triệu chứng trở nên rõ rệt: Đau đầu; Rối loạn khứu giác: Chảy máu mũi; Dị dạng mắt; Bất thường ở mắt.
Ung thư trung tầng cấu trúc
- Giai đoạn đầu của bệnh: Đại đa số trường hợp chỉ xuất hiện triệu chứng khi đã bội nhiễm và người bệnh sẽ bị chảy máu mũi có mủ, đau đầu âm ỉ.
- Giai đoạn các triệu chứng trở nên rõ rệt: Bệnh nhân thường bị đau nhức má, hốc mắt và đau đầu.
Ung thư hạ tầng kiến trúc
- Giai đoạn đầu của bệnh: Người bệnh có những cơn đau răng kéo dài với mức độ dữ dội, răng có thể bị lung lay.
- Giai đoạn bệnh lan rộng: Tổn thương ung thư làm phá huỷ tổ chức xương rồi lan đến phần mềm nên toàn bộ khuôn mặt của người bệnh đã bị quái dị.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ung thư xoang vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố được cho là liên quan đến việc phát triển bệnh, bao gồm:
- Hút thuốc lá: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư xoang.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại như formaldehyde, nickel, và các chất amiăng có nguy cơ cao hơn mắc ung thư xoang.
- Nhiễm vi-rút: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa nhiễm vi-rút HPV và ung thư xoang.
- Di truyền: Có một số bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đối tượng nguy cơ
Các nhà khoa học đều đồng ý rằng các yếu tố nguy cơ ung thư xoang trong đó bệnh gặp nhiều ở nam giới, trên 40 tuổi. Những người người tiếp xúc môi trường có hoá chất độc hại, ô nhiễm như: nghề mộc, làm việc trong môi trường có chất Nickel, Amiante, nghề thuộc da đóng giày cũng gây ung thư sàng hàm.
Ngoài ra, các yếu tố kích hoạt làm tăng đáng kể nguy cơ của một người khi phát triển ung thư xoang cạnh mũi, đó là người nghiện hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên. Các nghiên cứu cho rằng sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư đầu và cổ.
Có đến 85% bệnh ung thư đầu và cổ có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Khói thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đầu và cổ của một người. Và tương tự, nghiện rượu thường xuyên và nặng cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư đầu và cổ.
Chẩn đoán
Sau khi khám và đánh giá để xác định ung thư xoang mặt các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:
- Nội soi mũi xoang để phát hiện những ung thư xoang mặt từ giai đoạn sớm. Khi có tổn thương nghi ngờ phải làm sinh thiết khối u.
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa, điện tim… đánh giá tình trạng toàn thân. Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u, xét nghiệm sinh học phân tử.
- Chụp X Quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)…để được tổn thương phần mềm, ranh giới, tỷ trọng của khối u, nhất là sự xâm lấn của u ra tổ chức xung quanh và đánh giá các giai đoạn của ung thư.
- Ngoài ra các bác sĩ sẽ chỉ định các chẩn đoán như: Xạ hình xương , xạ hình thận, chụp PET/CT trước điều trị để chẩn đoán u nguyên, lập kế hoạch xạ trị.
- Chẩn đoán tế bào – giải phẫu bệnh lý cũng sẽ được các bác sĩ chỉ định đối với bệnh nhân có di căn nhằm quyết định cho chẩn đoán và điều trị.
Phòng ngừa bệnh
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn ung thư xoang, nhưng có một số biện pháp có thể giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Tránh hút thuốc lá: Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất.
- Bảo vệ bản thân trong môi trường làm việc: Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, và duy trì cân nặng hợp lý.
Điều trị ung thư xoang như thế nào
Điều trị bằng phẫu thuật
- Vùng thượng tầng kiến trúc: U chưa quá lan rộng có thể cắt một phần xương hàm trên và một phần thành dưới, thành trong hốc mắt cùng xương chính của mũi bên bệnh
- U vùng trung tầng: Cắt bỏ toàn bộ xương hàm trên
- U hạ tầng kiến trúc: Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà tiến hành phẫu thuật bảo tồn
Điều trị bằng tia xạ
- Thông thường là tia xạ qua da Co60, lượng tia hàng ngày và tổng liều cũng giống như ung thư khác của vùng đầu mặt cổ
- Có thể dùng nguồn Co60 hay radium, tuy nhiên, nên sử dụng indium192 vì radium hay gây hoại tử xoang và nhiều biến chứng nặng.
Điều trị bằng hóa chất
- Hoá chất có thể sử dụng qua đường tĩnh mạch hoặc động mạch.
- Các hoá chất hay dùng là 5Fu, Bleomycin, Méthotrexate.
Ung thư xoang là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể được kiểm soát nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Cuối cùng, duy trì một lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.