Uống dầu cá có tác dụng gì? Cách sử dụng an toàn và hiệu quả
Dầu cá là một loại axit béo đa chức năng, từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Từ việc bảo vệ tim mạch đến cải thiện tư duy và sức đề kháng. Nhưng liệu uống dầu cá có thực sự tốt cho bạn, hay làm thế nào để sử dụng nó một cách an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Pharmacity khám phá những điều này ngay trong bài viết dưới đây.
Uống dầu cá có tác dụng gì?
Uống dầu cá có tác dụng gì?
Vì cơ thể không tự sản xuất omega-3 nên cần bổ sung chúng từ thực phẩm, trong đó có dầu cá. Dầu cá không chỉ chứa 2 loại omega-3 quan trọng là DHA và EPA, mà còn chứa nhiều axit béo khác và một lượng vitamin A, D rất có lợi cho sức khỏe chúng ta. Một số tác dụng chính yếu của dầu cá có thể kể đến như:
1. Uống dầu cá giúp bảo vệ tim mạch
Dựa vào nghiên cứu Anh quốc trên hơn 425.000 người, thấy rằng người thường xuyên uống dầu cá có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm và nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch lần lượt là 13% và 16%. Bên cạnh đó, hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng khuyên người đang mắc bệnh tim nên bổ sung 1 gram DHA và EPA hàng ngày hoặc ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm biển,… vì chúng chứa nhiều omega-3.
Thế nên, dầu cá vô cùng có ích cho hệ tim mạch bởi nó chứa lượng lớn omega-3 giúp giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, làm giảm triglycerides – chất béo xấu gây bệnh tim, hỗ trợ giảm huyết áp, đồng thời ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ. Hơn thế nữa, dầu cá còn có khả năng hỗ trợ điều trị tình trạng suy tim hiệu quả.
2. Uống dầu cá có tác dụng: tăng cường thị lực, bảo vệ mắt
DHA (axit béo omega-3) có trong dầu cá chính là thành phần quan trọng giúp bảo vệ mắt. Trong nhiều nghiên cứu, DHA tồn tại một lượng lớn trong võng mạc, giúp duy trì chức năng của mắt. Đặc biệt, chất này vô cùng cần thiết cho sự phát triển của mắt và não ở trẻ sơ sinh.
Một nghiên cứu của Đại học Westminster cũng đã chứng minh rằng những người uống dầu cá thường xuyên sẽ ít bị khô mắt hơn những người không sử dụng. Ngoài ra, dầu cá còn giúp ích cho mắt, như: Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, kiểm soát võng mạc tiểu đường (nguyên nhân gây mù phổ biến), phòng ngừa tăng nhãn áp và bảo vệ mắt khi sử dụng máy tính trong thời gian dài.
3. Uống dầu cá có tác dụng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Acid béo Omega-3 trong dầu cá giúp làm giảm viêm nhiễm và cải thiện các thành phần trong máu. Nhờ đó, tế bào miễn nhiễm sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và đề kháng trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Chính vì thế, uống dầu cá chính là một cách hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.
4. Uống dầu cá có tác dụng: Tốt cho xương và hỗ trợ điều trị viêm khớp
Uống dầu cá có lợi cho sức khỏe xương và hỗ trợ điều trị viêm khớp. Đối với trẻ em, DHA trong dầu cá tham gia vào việc tăng khối lượng xương và giúp phát triển khung xương. Bên cạnh đó, DHA cân bằng canxi và hỗ trợ hệ xương khỏe mạnh, giảm nguy cơ loãng xương.
Ở người trưởng thành, omega-3 trong dầu cá đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn phản ứng miễn dịch và giảm viêm nhiễm trong các khớp xương. Điều này giúp giảm triệu chứng như sưng đau, cứng khớp và cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
5. Uống dầu cá giúp làm đẹp da, giữ dáng
Ngoài việc giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe, thì dầu cá còn mang đến nhiều lợi ích cho làn da và vóc dáng của bạn. Cụ thể như:
- Trị mụn và làm đẹp da: Dầu cá chứa EPA, một chất kháng viêm mạnh có khả năng kiểm soát quá trình viêm nhiễm da. Điều này giúp giảm sưng đỏ da, làm dịu da và giúp làm sáng làn da bằng cách giảm sản xuất melanin. Ngoài ra, DHA giúp duy trì cấu trúc tế bào da và giảm khô da, từ đó làm chậm quá trình lão hóa da.
- Làm đẹp da từ bên trong: Việc uống dầu cá đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp DHA và EPA cho cơ thể. DHA giúp tăng cường hoạt động của não bộ, trong khi EPA cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho da. Việc duy trì cân bằng chất này trong cơ thể giúp da trở nên tươi trẻ, mịn màng và giảm khả năng xuất hiện mụn đốm.
- Hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng: Omega-3 trong dầu cá có khả năng cân bằng cholesterol và kiểm soát mức đường trong máu, giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể. Đồng thời, dầu cá giúp giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp duy trì vóc dáng hiệu quả.
Cách uống dầu cá an toàn và hiệu quả
Để uống dầu cá an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ thời điểm sử dụng và hàm lượng tiêu thụ mỗi ngày. Dưới đây là phần hướng dẫn chi tiết.
Nên uống dầu cá khi nào?
Bạn có thể uống dầu cá vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà bạn cảm thấy thuận tiện. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể cảm nhận được lợi ích của dầu cá khi sử dụng lâu dài. Vì thế, việc uống dầu cá nên được thực hiện theo một số hướng dẫn sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Phân chia liều lượng: Để ngăn ngừa các tác dụng phụ như trào ngược axit, bạn nên chia liều dầu cá thành hai phần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Điều này cũng được xem là một cách sử dụng hiệu quả.
- Uống dầu cá kèm bữa ăn: Dầu cá nên được uống cùng với bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn giàu chất béo tốt. Điều này giúp tối đa hóa hấp thụ của các axit béo omega-3 trong dầu cá.
Một số người có thể chọn uống dầu cá vào buổi sáng để đảm bảo họ sử dụng đúng liều hàng ngày. Những người khác có thể ưa thích uống vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và thói quen cá nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các dưỡng chất được hấp thụ vào cơ thể sẽ giảm dần sau 14 giờ chiều, vì thế bạn nên hạn chế uống dầu cá trước khi ngủ, nếu bạn không muốn việc sử dụng thực phẩm chức năng của mình là vô ích.
Hàm lượng dầu cá có thể tiêu thụ trong một ngày
Hàm lượng dầu cá mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể:
- Lượng omega-3 cơ bản: Hầu hết các tổ chức y tế khuyên dùng ít nhất 250 milligram (mg)/ngày hỗn hợp của hai dạng axit béo omega-3 (EPA và DHA).
- Liều an toàn cao: Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu cho phép tiêu thụ dầu cá với liều lượng tối đa lên đến 5.000(mg)/ngày. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng liều cao như vậy.
- Nhu cầu cá nhân: Nhu cầu về dầu cá có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.
- Ví dụ:
- Người mắc bệnh tim có thể cần uống ít nhất 1.000(mg)/ngày EPA và DHA.
- Người có chất béo trung tính cao có thể cần từ 200-2.200(mg)/ngày.
- Mục tiêu sức khỏe cụ thể: Tùy theo mục tiêu mà hàm lượng dầu cá nên tiêu thụ mỗi ngày sẽ được khuyến cáo khác nhau. Ví dụ:
- Nếu bạn muốn cải thiện tâm trạng và tâm lý, có thể cần sử dụng omega-3 liều cao dao động từ 200-2.200(mg)/ngày.
- Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, lượng DHA tối thiểu là 200(mg)/ngày.
Lưu ý rằng lượng omega-3 trong dầu cá có thể khác nhau tùy theo sản phẩm, vì vậy hãy đọc hướng dẫn trên bao bì để xác định lượng EPA và DHA cụ thể. Tối đa 3.000(mg) dầu cá mỗi ngày thường được coi là mức an toàn cho người lớn. Tuy nhiên, hãy thảo luận với chuyên gia y tế của bạn để xác định liều lượng phù hợp cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Uống dầu cá bao lâu thì nghỉ?
Việc uống dầu cá cần tuân theo ý kiến của các chuyên gia y tế. Thông thường, nên sử dụng dầu cá Omega-3 trong khoảng 2-3 tháng, sau đó nghỉ ít nhất 1-2 tháng hoặc có thể lâu hơn, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại dầu cá bạn sử dụng. Trong giai đoạn nghỉ ngơi, hãy tối ưu hóa chế độ ăn uống bằng các thực phẩm giàu Omega-3 như cá biển để duy trì sức khỏe tốt hơn.
Những đối tượng NÊN và KHÔNG NÊN uống dầu cá
Dưới đây là chi tiết những đối tượng nên và không nên sử dụng viên uống dầu cá mà bạn cần biết.
Những ai nên NÊN cân nhắc uống dầu cá?
Một người bình thường có thể tự tổng hợp các chất như EPA và DHA từ các loại thực phẩm như: hạt lanh, dầu đậu nành, quả óc chó,… Tuy nhiên, có những đối tượng cần cân nhắc bổ sung dầu cá vào chế độ ăn uống hàng ngày, như:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trong giai đoạn này, EPA và DHA là hai chất quan trọng cho phát triển não bộ và cơ quan khác của cơ thể.
- Người mắc bệnh tim mạch: Bổ sung dầu cá có thể giảm nguy cơ đau tim và tử vong đột ngột do bệnh tim tái phát.
- Người bị trầm cảm và rối loạn lo âu: Omega-3 trong dầu cá có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu ở người.
- Người làm việc nhiều với máy tính và người cận thị: Omega-3 cần thiết cho sức khỏe của võng mạc.
Những ai KHÔNG NÊN uống dầu cá?
Những đối tượng không nên uống dầu cá gồm:
- Người bị bệnh về đường tiêu hóa: Dầu cá có thể gây khó tiêu, ợ chua, đầy bụng hoặc đau bụng cho những người đang có vấn đề về đường tiêu hóa.
- Người huyết áp thấp: Dầu cá giúp giảm huyết áp, nhưng đối với người có huyết áp thấp, việc sử dụng thường xuyên có thể gây trụy mạch.
- Người đang điều trị bệnh tiểu đường: Dầu cá có thể tăng glucose máu, gây biến chứng cho người đang điều trị tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối: Sử dụng dầu cá có thể gây băng huyết khi sinh em bé, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Người bị bệnh máu khó đông (Hemophilia): Dầu cá có thể làm cho máu khó đông trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người dị ứng với hải sản: Do nguồn gốc của dầu cá từ các loại cá biển, nên sẽ gây dị ứng cho những người dị ứng với hải sản.
- Người sử dụng thuốc tránh thai: Dầu cá có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai và gây rối loạn về chỉ số mỡ máu trong cơ thể.
Hãy nhớ thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu sử dụng dầu cá, đặc biệt nếu bạn thuộc vào một trong những đối tượng không nên uống dầu cá kể trên. Hy vọng những kiến thức mà Pharmacity mang đến cho bạn thông qua bài viết này là có ích. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
- Những loại thực phẩm giàu canxi bổ sung cho cơ thể bạn nên biết
- Bổ sung vitamin tăng đề kháng an toàn và hiệu quả
- Dinh dưỡng đúng và đủ cho trẻ phát triển toàn diện
- Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu canxi
- 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
- Uống lá diếp cá có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?