Viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp là một tình trạng viêm nhiễm đột ngột ở vùng họng, thường gây ra bởi các loại virus và vi khuẩn. Nhưng hầu hết các trường hợp đa phần là do virus gây ra. Bệnh này đặc trưng bởi các triệu chứng như đau rát cổ họng, sưng đỏ niêm mạc họng, khó nuốt, và đôi khi kèm theo sốt và đau đầu. Các nguyên nhân khác bao gồm khói bụi, thời tiết thay đổi, và tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá và rượu bia. Điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi, uống đủ nước, và sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nếu cần thiết.
Bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được triệu chứng của bệnh viêm họng cấp, nguy cơ, đối tượng mắc dể bị mắc bệnh, phòng ngừa viêm họng cấp.
Chẩn đoán viêm họng cấp
Viêm họng cấp có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng như: Các tác nhân hóa học (hút thuốc lá, uống rượu…), ô nhiễm không khí, khói bụi, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản… Nhưng hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn). Trong đó đa phần các trường hợp là do virus gây ra.
Viêm họng do virus:
Thường gặp các loại virus sau:
- Adenovirus: Là tác nhân phổ biến nhất trong nhóm virus gây viêm họng. Thường gây sưng hạch cổ, họng đau nhưng không đỏ.
- Các virus cúm: Các triệu chứng thường gặp có thể sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân.
- Epstein-Barr virus: Có thể thấy sưng hạch, viêm amidan mủ.
- Herpes simplex virus: Có thể có các vết loét miệng.
- Virus sởi.
- Các loại virus khác: Rhinovirus, coronavirus, virus hợp bào đường hô hấp và các virus á cúm.
Viêm họng do vi khuẩn:
Liên cầu khuẩn(Streptococcus): Liên cầu nhóm A là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất. Chúng thường gây viêm amidan mủ, sốt cao, hạch sưng to. Có thể có các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, gây ra các bệnh van tim do thấp về sau này.
Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): Gặp ở trẻ em, là nhóm vi khuẩn phổ biến trong quá khứ, gây viêm họng rất nguy hiểm vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp cho trẻ. Trong một thời gian dài bệnh bạch hầu đã bị đẩy lùi nhưng gần đây có xu hướng tăng lên vì không được tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Các nhóm vi khuẩn ít gặp khác: Chlamydia, lậu cầu..
Viêm họng do các nguyên nhân không nhiễm trùng:
Các tác nhân hóa học (hút thuốc lá, uống rượu…), ô nhiễm không khí, khói bụi, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản,…
- Đau họng, khô và rát họng.
- Triệu chứng cúm: Hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu, đau cơ toàn thân, chán ăn…
- Nổi hạch, phát ban, buồn nôn, nuốt khó
Chẩn đoán viêm họng cấp có thể được thực hiện qua một số phương pháp sau:
- Xét nghiệm công thức máu: Giai đoạn đầu bạch cầu trong máu không tăng, nhưng đến giai đoạn bội nhiễm thì bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
- Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn: Xét nghiệm này dùng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, điều trị dựa vào kháng sinh đồ để đạt hiệu quả cao hơn.
Bệnh cũng cần được chẩn đoán phân biệt với dị vật đường thở, viêm niêm mạc miệng và các bệnh viêm ở họng do nguyên nhân khác như viêm họng bạch cầu, lao họng, nấm họng, giang mai họng.
Những phương pháp này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác viêm họng cấp và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Điều trị viêm họng cấp hiệu quả
Điều trị viêm họng cấp hiệu quả phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc các tác nhân khác như môi trường không khí ô nhiễm nhiều khói bụi, thời tiết gây khô họng, uống nhiều chất kích thích như rượu bia, ăn thức ăn cay nóng,…)
Khi bị viêm họng và các triệu chứng bệnh còn nhẹ, người bệnh luôn ưu tiên tìm đến các biện pháp chữa trị tại nhà, không dùng thuốc và an toàn với sức khỏe như:
- Súc miệng và cổ họng với nước muối ấm là cách làm sạch cổ họng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Triệu chứng đau rát họng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Khi bị viêm họng, bạn nên súc miệng và họng với nước muối ấm từ 3 – 5 lần/ngày.
- Dùng mật ong pha nước ấm hoặc pha với nước cốt chanh để làm dịu cảm giác đau rất cổ họng.
- Xịt họng thảo dược sát khuẩn, ngậm kẹo sát khuẩn.
Khi có dấu hiệu bệnh nặng, không kiểm soát được như đau họng kéo dài khiến bạn không thể ăn uống, khó thở, nước bọt hoặc đờm có máu. Đau họng và khàn tiếng trong nhiều ngày không thể nói hoặc khó nói, sốt cao trên 39 độ C thì cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị, tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý khi điều trị viêm họng cấp
- Điều trị các triệu chứng bằng thuốc giảm viêm, giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, aspirin. Hạn chế sử dụng với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Điều trị tại chỗ bằng bôi họng, súc họng, khí dung họng.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin đặc biệt là vitamin C và B1 và các loại sinh tố.
- Làm xét nghiệm xác định nguyên nhân để điều trị.
- Khi chưa có xét nghiệm tìm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh, mọi trường hợp viêm họng cấp ở bệnh nhân trên 3 tuổi đều phải được điều trị như viêm họng cấp do liên cầu khuẩn. Bao gồm các phương pháp điều trị sau:
- Kháng sinh nhóm beta lactam hoặc một số nhóm kháng sinh khác: Amoxicilin, cephalexin, erythromycin, clarythromycin.
- Cephalosporine thế hệ 1, hoặc Peniciline A (Amoxicilline) điều trị trong 10 ngày.
- Trường hợp dị ứng với Peniciline thì có thể thay thế nhóm Macrolide như Rulide, Zithromax, Dynabac, hay Josacine trong 5-7 ngày.