Áp xe có nguy hiểm không?
Áp xe là tên gọi để chỉ ra một phần trên da bị viêm nhiễm, tạo nên khối mềm và chứa đầy mủ, đây là kết quả sự hoạt động của vi khuẩn, bạch cầu và các vật thể lạ. Rất nhiều bộ phận của cơ thể gặp phải tình trạng bị áp xe. Vậy Áp xe có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Áp xe là gì?
Áp xe là tên gọi để chỉ ra một phần trên da bị viêm nhiễm, tạo nên khối mềm và chứa đầy mủ, đây là kết quả sự hoạt động của vi khuẩn, bạch cầu và các vật thể lạ. Áp xe có thể nhận biết dễ dàng bằng cách nhìn vào các dấu hiệu như phần da bị ảnh hưởng nóng, đỏ, sưng lên và đau rát khi tiếp xúc. Tùy thuộc vào nơi áp xe hình thành, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Áp xe có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, nhưng thường chia làm 2 nhóm chính:
- Áp xe ở mô dưới da: Các hình thái phổ biến nhất là ổ mụn nhọt và hậu bối. Các khu vực bị áp xe ở mô dưới da thường gặp nhất là nách, âm đạo, vùng xương cùng cụt và quanh răng.
- Áp xe bên trong cơ thể: Có thể sinh sôi ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng đôi khi lại ẩn sâu bên trong các cơ quan như gan , não, thận, vú,…
Biểu hiện của áp xe
Biểu hiện lâm sàng của áp xe khá đặc hiệu, bao gồm:
- Áp xe nông dưới da: quan sát thấy một khối phồng, da bao phủ lên ổ áp xe đỏ, sưng nề vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong. Triệu chứng đau gặp trong áp xe là do áp lực trong khối áp xe tăng. Khi nhiễm trùng lan rộng ra các mô sâu hơn, người bệnh có thể có sốt, mệt mỏi.
- Áp xe bên trong cơ thể: được phân loại áp xe sâu. Bệnh nhân gặp phải có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn. Toàn thân mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Tùy theo vị trí của ổ áp xe, trên lâm sàng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải trong áp xe gan.
Áp xe gan là áp xe bên trong cơ thể có thể có triệu chứng sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn .
Áp xe có nguy hiểm không?
Áp xe có thể được chữa khỏi và không gây nguy hiểm
Áp xe da với kích thước nhỏ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám nếu ổ áp xe tiếp tục to lên và không có dấu hiệu biến mất trong vài tuần.
Với những ổ áp xe da không tự lành hoặc kích thước lớn, bác sĩ sẽ cần rạch một vết nhỏ trên da để dẫn lưu hết dịch mủ ra ngoài. Sau khi chảy hết mủ, được vệ sinh sạch sẽ, điều trị kháng sinh thích hợp, ổ áp xe sẽ sớm lành lại và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào sau này.
Với các loại áp xe khác như áp xe trong miệng, hay áp xe sâu bên trong cơ thể như áp xe ở các cơ quan nội tạng, nếu phát hiện sớm, điều trị thuốc kịp thời, giải quyết căn nguyên ổ nhiễm trùng cũng như dẫn lưu dịch mủ ra khỏi cơ thể, áp xe cũng có thể được chữa khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều quan trọng là bạn cần chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể, sớm nhận ra các dấu hiệu áp xe để đi khám và được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Biến chứng của áp xe
Nếu ổ áp xe trên da nhỏ có thể tự khu trú và khỏi hẳn, tuy nhiên những ổ áp xe lớn hoặc bị nhiễm vi khuẩn độc lực mạnh, thì áp xe có thể tiếp tục phát triển và chứa đầy mủ cho đến khi vỡ ra. Ổ áp xe khi vỡ có thể gây đau đớn nghiêm trọng. Các vi khuẩn từ dịch mủ cũng sẽ lây lan sang các vùng da khác, khiến nhiễm trùng lan rộng và có gây ra các biến chứng như:
- Áp xe nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể và có thể đe dọa đến tính mạng.
- Nhiễm trùng huyết hoặc ngộ độc máu.
- Áp xe da lan tỏa.
- Chết da và mô xung quanh ổ áp xe hoặc hoại thư.
- Nhiễm MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin) hoặc nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.
- Sốt và sưng hạch bạch huyết.
- Ngộ độc máu hoặc nhiễm trùng huyết.
- Viêm nội mạc (nhiễm trùng lớp lót bên trong tim).
- Nhiễm trùng xương cấp tính hoặc viêm tủy xương
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.