Làm thế nào để phòng ngừa áp xe hiệu quả?
Áp xe là một túi chứa đầy dịch mủ và có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ổ áp xe thường gây đau đớn và khó chịu. Vậy làm thế nào để phòng ngừa áp xe hiệu quả? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nên áp xe
Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp phổ biến nhất gây ra áp xe. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm:
- Vi khuẩn: vi khuẩn xâm nhập vào mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết, gây nên phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và các tế bào bạch cầu. Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Quá trình hệ miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ, chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhiều khu vực trên thế giới, gây áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống.
- Ký sinh trùng: tác nhân này thường gặp ở các nước đang phát triển hơn, có thể kể đến các loại như giun chỉ, sán lá gan, giòi,… Chúng thường gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.
Các yếu tố dẫn đến hình thành áp xe bao gồm:
- Hệ miễn dịch bị suy giảm
- Cấy ghép vật liệu nhân tạo trong cơ thể
- Có sự tắc nghẽn trong cơ thể (ví dụ như ở đường niệu, đường mật, hoặc đường hô hấp)
- Thiếu máu cục bộ
- Hoại tử
- Tụ máu
- Chấn thương
Các phương pháp chẩn đoán áp xe
Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe.
Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
- Công thức máu:bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính
- Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng
- Viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn.
- Cấy máu dương tính
- Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng
- CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi
- Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm
- Sinh thiết tổn thương
- (CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng
Các cách phòng ngừa áp xe hiệu quả
Áp xe có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Nâng cao, cải thiện môi trường sống
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
- Không dùng chung khăn tắm, dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng.
- Tránh làm xước da khi cạo râu.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chất thải của người bệnh.
- Không lạm dụng rượu và sử dụng ma túy
- Tuân thủ điều trị tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn, các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường
- Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường, không được tự ý điều trị, tránh để tổn thương lan rộng và nặng nề hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.