Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Chắp và lẹo là gì? Những điều cần biết về chắp và lẹo
Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này khiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về chắp và lẹo nhé.
Tổng quan chung
Chắp là sự tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến meibomius gây ra sự thoát quản lipid gây kích thích mô mềm ở mi mắt dẫn tới phản ứng viêm dạng u hạt thứ phát. Các bệnh lý gây dày bất thường màng xuất tiết của tuyến meibomius (ví dụ rối loạn chức năng tuyến meibomius, trứng cả đỏ) sẽ tăng nguy cơ tắc tuyến meibomius.
Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ (thường là staphylococcal) hoặc áp xe. Hầu hết lẹo là tổn thương bên ngoài và là kết quả của tắc nghẽn và nhiễm trùng nang lông và các tuyến liền kề của Zeis hoặc Moll. Sự tắc nghẽn nang có thể liên quan đến viêm bờ mi. Lẹo mắt bên trong là kết quả của nhiễm trùng tuyến Meibomian. Đôi khi viêm mô tế bào đi kèm với lẹo.
Triệu chứng
Với bệnh chắp mắt
Có biểu hiện giống như một khối tròn nhỏ kèm theo sưng đỏ và vị trí của chắp mắt thường xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo.
- Các dạng chắp: Chắp mắt có vị trí nằm ở trong đĩa sụn, thường ở phía mặt trong mi mắt. Khi lật mi bác sĩ sẽ có thể quan sát thấy phần đầu mủ trắng của chắp. Với các đối tượng bị đa chắp thì thường có nhiều đầu chắp trên một mi hoặc ở cả 2 mi.
- Về triệu chứng: Bệnh nhân lên chắp ở mắt thường xuất hiện biểu hiện đau, đỏ, sưng, khó chịu trên bề mặt kết mạc. Tuy vậy sau một vài ngày chắp sẽ xẹp xuống chỉ còn một khối tròn và không hề đau. Khối tròn này sẽ lớn dần trên mi mắt và có thể tạo thành một khối màu xám đỏ ở phía dưới kết mạc.
Với bệnh lẹo mắt
- Khi bị lên lẹo mắt bệnh nhân sẽ hơi bị sưng đỏ phần mi mắt và kèm theo đó là hiện tượng ngứa, đau. Tiếp sau đó chỗ đau có thể nổi lên một khối rắn và to bằng hạt gạo. Phần lẹo thường mọc ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.
- Sau thời gian từ 3 tới 4 ngày lẹo mắt sẽ mưng mủ và vỡ. Đặc biệt lẹo hay tái phát, khi mắc có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên mí, thậm chí có thể gây sưng to và ứ phù màng tiếp hợp.
- Biểu hiện khi bị lên lẹo mắt là vùng bờ mi sưng đỏ, ấn thấy cảm giác đau, sau một thời gian hóa cứng. Bệnh nhân thường bị chảy nước mắt, cảm giác như có dị vật, mưng mủ, tạo áp xe, sau khi vỡ hết mủ thì cảm giác đau sẽ giảm. Có 3 dạng lên lẹo mắt là: Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi, lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy và đa leo.
Nguyên nhân
- Lẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính.
- Chắp mắt xuất hiện do có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Nhiều khi từ lẹo có thể chuyển thành chắp (xảy ra trong trường hợp lẹo trong thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn, gây chèn ép các tuyến).
Đối tượng nguy cơ
Bất kì ai cũng có thể bị chắp hoặc lẹo, nhưng đặc biệt nếu bạn có tình trạng viêm bờ mi thì bạn sẽ dễ bị hơn.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Trước đây đã từng bị chắp hoặc lẹo.
- Cơ địa có mụn trứng cá đỏ hay viêm da tiết bã.
- Có những bệnh toàn thân khác, chẳng hạn như đái tháo đường.
- Thường xuyên không tẩy trang sạch vùng mắt.
- Dùng mỹ phẩm cũ hoặc nhiễm bẩn tại vùng mắt.
- Người có vệ sinh mắt kém: Không giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, thường xuyên chạm tay vào mắt.
- Người dùng kính áp tròng không đúng cách: Không vệ sinh kính áp tròng đúng cách.
- Người có hệ miễn dịch yếu: Dễ bị nhiễm trùng.
Chẩn đoán
Chẩn đoán chắp và cả hai loại lẹo đều dựa vào lâm sàng; tuy nhiên, trong 2 ngày đầu có thể khó phân biệt về mặt lâm sàng. Bởi vì lẹo mắt bên trong hiếm gặp hơn nên các lẹo này thường không bị nghi ngờ trừ khi có tình trạng viêm nặng hoặc sốt hoặc ớn lạnh.
Nếu chắp hoặc lẹo nằm gần góc trong mắt hoặc mi dưới, thì phải được phân biệt với viêm túi lệ và viêm lệ quản, thông qua lưu ý vị trí chai và tăng cảm giác da tối đa (ví dụ, chắp nằm ở dưới dây chằng mi trong gần bờ của mũi phân biệt với viêm túi lệ và trùm qua điểm lệ phân biệt với viêm lệ quản).
Chắp mạn tính không đáp ứng với điều trị cần sinh thiết loại trừ u mi mắt.
Vì vậy, chẩn đoán chắp và lẹo thường dựa trên khám lâm sàng:
- Khám mắt: Bác sĩ sẽ kiểm tra mí mắt và vùng xung quanh.
- Xét nghiệm bổ sung: Trong một số trường hợp, có thể cần làm xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác.
Phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh chắp và lẹo là:
Không nên đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn.
- Cần có các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa, khu vực làm việc. Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.
- Nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chăm sóc một người bị mụn lẹo ở mắt.
- Phụ nữ hay trang điểm, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.
- Dùng riêng và giữ vệ sinh đồ dùng cá nhân như khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt, thuốc tra mắt,…
Khi có dấu hiệu bị chắp lẹo, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Mỗi bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình khác nhau. Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách.
Điều trị như thế nào?
Cách điều trị lẹo và chắp sẽ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của tổn thương. Một số phương pháp làm giảm sự khó chịu của lẹo và chắp bao gồm:
- Chườm nóng: nhằm giảm đau ở các chỗ lẹo và chắp, bằng cách dùng khăn sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc nước muối ấm. Đặt lên mi mắt trong khoảng 10 phút, mỗi ngày từ 3-5 lần. Độ ẩm sẽ làm giảm tình trạng viêm và tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Có thể mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.
- Sử dụng thuốc: dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tra mỡ kháng sinh chuyên trị lẹo và chắp để giảm viêm, giảm sưng, theo chỉ định của bác sĩ. Để giảm đau và sưng tấy có thể tiêm steroid vào chỗ sưng theo chỉ định của bác sĩ.
- Chích, nạo: nếu chỗ lẹo và chắp không tan đi sau một thời gian dài, phải tới bác sĩ để chích nạo thật sạch các chất nhầy và mủ để tránh tái phát.
Lẹo mắt có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó, khi bị chắp và lẹo mắt cần lưu ý:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.
- Không dùng kính sát tròng, không trang điểm khi bị lẹo và chắp
- Tuyệt đối không tự ý nặn mủ hay tra thuốc kháng sinh không theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và lan ra phần khác trên mí mắt.
- Bệnh nhân thường xuyên bị chắp và lẹo tái phát nhiều lần nên đi làm sinh thiết để tìm nguyên nhân. Bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa trên kết quả sinh tiết để xác định liệu nguyên nhân thực sự có phải do tình trạng hay bệnh nào khác nghiêm trọng ở mắt.
Chắp và lẹo là những bệnh lý phổ biến nhưng có thể được điều trị hiệu quả nếu nhận biết đúng và kịp thời. Việc duy trì vệ sinh mắt, tránh chạm vào mắt bằng tay không sạch và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tốt các bệnh lý này. Hãy luôn chăm sóc đôi mắt của mình, vì đó là cửa sổ tâm hồn và giúp chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về mắt, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về chắp và lẹo.