Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau lưng là gì? Những điều cần biết về bệnh
Tổng quan chung
Đau lưng là một trong những vấn đề y tế phổ biế n nhất ở Hoa Kỳ. Nó có thể từ một cơn đau âm ỉ, liên tục đến một cơn đau đột ngột, sắc nét có thể lan xuống chân. Đôi khi nó có thể đến đột ngột – từ một tai nạn, ngã hoặc nâng một cái gì đó nặng, hoặc nó có thể phát triển chậm do những thay đổi thoái hóa liên quan đến tuổi tác ở cột sống. Trong một số trường hợp, rối loạn viêm khớp hoặc các điều kiện y tế khác gây đau lưng.
Triệu chứng khi bị đau lưng
Khi bị đau lưng cấp, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Đau nhói đột ngột hoặc đau nhức âm ỉ ở lưng, có thể ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới. Đau đột ngột hay đau nghiêm trọng sau khi nâng vác vật nặng, ngồi lâu một chỗ hay nằm bất động trên giường.
- Đau lưng khu trú hay đau dọc cột sống, đau lan rộng từ lưng sang hông, xuống mông và các chi.
- Cơn đau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đứng thẳng trong lúc di chuyển, xoay hay vặn mình đột ngột, có tai nạn hay chấn thương.
- Cơn đau có thể giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Một số cơn đau có thể trở nặng vào buổi sáng kèm theo tình trạng cứng vùng lưng.
Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện như:
- Cứng hay căng cơ tại khu vực quanh cột sống, hông và xương chậu.
- Cơ lưng bị tê yếu, cảm giác tê như kim châm.
- Đau kèm cảm giác bỏng rát, tê bì và châm chích từ vùng thắt lưng tới cẳng chân, các ngón chân.
- Ngứa râm ran, yếu cơ tại các khu vực ảnh hưởng.
- Khả năng vận động suy giảm, khó đứng thẳng hay xoay người.
- Rối loạn chức năng ruột và bàng quang dẫn tới khó khăn trong tiêu tiểu.
- Sốt.
- Viêm hay sưng tấy trên vùng da lưng.
- Đau nhức tại bộ phận sinh dục.
- Sụt cân.
Nguyên nhân đau lưng
Nguyên nhân đau lưng có 2 loại cơ bản: Đau lưng do tác động cơ học và đau lưng do hiện tượng viêm.
- Đau lưng do tác động cơ học: Đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như:
- Thoái hoá cột sống: Thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, do hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động).
- Thoát vị đĩa đệm
- Gai đôi cột sống
- Nguyên nhân thuộc về cơ học như: mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng…
- Đau lưng do hiện tượng viêm: Các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như:
- Viêm đĩa đệm
- Lao cột sống
- Ung thư cột sống
- Viêm khớp cùng ch
- Do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng…), viêm dạ dày – tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)… Các loại bệnh này thường gây đau lưng một cách âm ỉ, đặc biệt hay xảy ra vào ban đêm và đau lưng cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu).
Đối tượng nguy cơ
- Tuổi cao
- Tiền sử gãy xương trước đây
- Điều trị glucocorticoid
- Tiền sử gãy cổ xương đùi
- Cân nặng thấp
- Hút thuốc lá
- Nghiện rượu
- Viêm khớp dạng thấp
- Loãng xương thứ phát (mãn kinh sớm, suy dinh dưỡng, bệnh gan mạn, viêm ruột…
Chẩn đoán đau lưng
- Tiền sử đau lưng và khám cột sống có thể đưa ra các định hướng về nguyên nhân đau lưng.
- Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân cũng như tình trạng tổn thương của các đốt sống, dây chằng, khớp liên đốt sống và đĩa đệm cột sống.
- Chụp X-quang được áp dụng phổ để đánh giá gãy xương, biến dạng xương: thay đổi do thoái hóa, khe đĩa đệm, chiều cao thân đốt sống, đồng thời hỗ trợ đánh giá mật độ và cấu trúc của xương.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) được dùng để đánh giá các cấu trúc xương cột sống mà trên phim X-Quang không thấy được như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, các khối u. Chụp cắt lớp có thể tái tạo không gian 3 chiều để đánh giá trục của cột sống.
- Tạo ảnh bằng cộng hưởng từ (MRI): là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không sử dụng tia X có thể giúp phát hiện các tổn thương ở đốt sống, dây chằng, cơ, gân, mạch máu. MRI còn giúp chẩn đoán các khối u, viêm, thoát vị đĩa đệm hay các khớp đốt sống.
Phòng ngừa bệnh
- Khi nâng vác vật nặng: Bắt đầu ở tư thế ngồi xổm, giữ thẳng lưng và ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy, hãy dùng chân trụ để nâng vật, lưng vẫn luôn giữ thẳng.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Kiểm soát tốt cân nặng sẽ giúp giảm áp lực đáng kể lên cột sống, hạn chế tổn thương tiến triển (nếu có).
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đầy đủ canxi và vitamin D sẽ tốt cho cơ, xương, khớp. Chế độ ăn uống lành mạnh tránh tình trạng thừa cân, béo phì, gây áp lực lớn lên cột sống.
- Chọn nệm ngủ: Đảm bảo nâng đỡ tốt cột sống, đặc biệt vùng vai và mông trong khi ngủ, cột sống phải được giữ thẳng. Nệm phải có độ mềm vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.
- Nhân viên văn phòng: Cần giữ tư thế ngồi đúng (giữ thẳng lưng, bàn làm việc phù hợp với chiều cao để tránh tình trạng gập lưng hoặc cúi quá mức cột sống cổ khi làm việc, vị trí ngồi nên có chỗ tựa lưng). Thường xuyên thay đổi tư thế, sau 60 phút ngồi nên đứng lên di chuyển hoặc vận động nhẹ nhàng tại chỗ.
- Thường xuyên tập thể dục: Dành 30 phút để vận động cơ thể mỗi ngày, ưu tiên thực hiện những bài tập cơ bụng và cơ lưng, bài tập sức mạnh cho cơ chân.
Điều trị
Điều trị đau lưng phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân đau cũng như cơ chế đau lưng. Nói chung, phẫu thuật chỉ được đặt ra khi các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại.
Các phương pháp điều trị bảo tồn:
- Chườm nóng hoặc mát có thể giúp giảm đau, giảm viêm, có tác dụng đối với đau lưng cấp, bán cấp và mạn tính và cần được phối hợp với các phương pháp khác.
- Vận động: Sau đợt cấp bạn cần vận động trở lại càng sớm càng tốt và tránh các vận động có thể làm đau tăng.
- Thể thao: Ngoài các hoạt động thường nhật, bệnh nhân đau lưng cần được tập luyện để tăng độ săn chắc của cơ bắp.
- Vật lý liệu pháp có thể giúp làm tăng độ đàn hồi của cơ.
Điều trị bằng thuốc:
Thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid, thuốc chống co cơ, thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm đau tại chỗ đồng thời giảm đau do co cơ. Điều trị thuốc cần được hướng dẫn chi tiết bởi bác sĩ.
Châm cứu hay các kỹ thuật điều trị bằng y học cổ truyền cũng có thể giúp điều trị hiệu quả trong một số trường hợp đau lưng mạn tính.
Điều trị can thiệp:
Các kỹ thuật can thiệp không mổ có thể giúp điều trị triệu chứng và nguyên nhân đau lưng như đốt giảm áp đĩa đệm bằng sóng cao tần, đổ xi măng đốt sống.
Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả, tình trạng chèn ép ống sống và rễ thần kinh nặng nề thì phẫu thuật là lựa chọn hợp lý.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.