Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Dị cảm là gì? Những điều cần biết về dị cảm
Nếu bạn đã từng cảm giác có kiến bò trên da, bị tê hoặc ngứa dù không có bất kỳ thứ gì gây ra các cảm giác trên, có thể bạn đang gặp tình trạng dị cảm. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Dị cảm là gì? qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Dị cảm chính là cảm giác tê/ nóng rát xảy ra thường xuyên nhất ở tứ chi như: vùng tay, cánh tay, chân/ bàn chân. Nhưng tình trạng này cũng có thể sẽ xảy ra ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.
Triệu chứng
Các triệu chứng dị cảm hoặc dây thần kinh bị chèn ép bao gồm:
- Ngứa ran hoặc cảm giác “kim châm”
- Đau hoặc nóng rát
- Tê hoặc cảm giác kém ở khu vực bị ảnh hưởng
- Cảm thấy khu vực bị ảnh hưởng mất cảm giác
- Châm chích hoặc cảm giác ngứa
- Da nóng hoặc lạnh.
Nguyên nhân gây dị cảm
Có nhiều nguyên nhân gây dị cảm khác nhau, bao gồm
- Một số bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, thiếu máu, tổn thương thần kinh, hội chứng thoát ngực, ung thư não, xuất huyết não, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh.
- Tổn thương thần kinh do bị bỏng
- Viêm dây thần kinh sinh ba, viêm thần kinh ngoại biên hoặc bệnh lý rễ thần kinh, hẹp cột sống, đột quỵ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua…
- Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân do chuyển hóa và nội tiết, ảnh hưởng đến một số hormone như đái tháo đường, mất cân bằng điện giải, hạ đường huyết, suy tuyến cận giáp, suy giáp, thời kỳ mãn kinh
- Thiếu vitamin B1, B5, B6 và B12.
- Một số bệnh do virus cũng có thể gây bệnh vì nó liên quan đến thần kinh não bộ, chẳng hạn như Zona, Herpes, HIV…
- Ngoài ra còn có các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm tủy cắt ngang…,
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc hóa trị ung thư, thuốc điều trị HIV.
Đối tượng nguy cơ
Một số trường hợp có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị cảm được kể đến bao gồm:
- Béo phì: tăng cân có thể sẽ gây chèn ép đến dây thần kinh.
- Giới tính: phụ nữ sẽ có nhiều khả năng mắc phải hội chứng ống cổ tay, có thể là do ống thần kinh hẹp hơn.
- Phụ nữ mang thai: tăng cân và bị tích nước có liên quan đến thai kỳ có thể sẽ gây sưng và áp lực đến dây thần kinh.
- Người mắc bệnh tiểu đường: tiểu đường có thể sẽ gây tổn thương đến thần kinh và mô.
- Bệnh tuyến giáp: sẽ khiến một người có nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay.
- Nằm nghỉ ngơi lâu trong giường: nằm nghỉ ( ví dụ như dưỡng bệnh) trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ gây chèn ép dây thần kinh, làm tăng nguy cơ dị cảm.
- Những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp: sẽ gây nên tình trạng viêm, cũng có thể nén những dây thần kinh ở khớp.
- Vận động quá mức đối với một số cơ: đối với người có công việc hay những sở thích đòi hỏi phải chuyển động lặp đi lặp lại của bàn tay, khuỷu tay/ bàn chân có nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh, dị cảm/ tổn thương thần kinh.
Chẩn đoán
Các phương pháp thường được áp dụng là đo tốc độ dẫn truyền thần kinh nhằm đánh giá khả năng kết nối của các tế bào thần kinh vận động với các cơ bắp bằng cách gắn một số điện cực lên vùng cơ cần kiểm tra, hoặc đo điện cơ, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI).
Phòng ngừa bệnh
- Nếu công việc của bạn là những việc chủ yếu phải sử dụng tay chân và lập đi lập lại thì cứ sau mỗi tiếng đồng hồ, bạn nên nghỉ ngơi khoảng từ 5 đến 10 phút bằng cách co duỗi chân tay hoặc đi bộ.
- Nếu công việc yêu cầu bạn phải đứng thì cũng sau 1 tiếng, bạn nên đi bộ hoặc co duỗi chân tay trong vài phút vì ngoài.
- Nếu nghiện thuốc lá thì bạn cần tập thói quen kéo dài thời gian hút giữa điếu thuốc này và điếu kia rồi tiến tới bỏ hẳn.
- Hạn chế tối đa uống rượu, bia, duy trì chế độ ăn lành mạnh, ăn uống đúng giờ.
- Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất có trong thịt, cá, các loại ngũ cốc, trái cây, rau xanh,…
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt, quá mặn…
Điều trị như thế nào?
Những lựa chọn điều trị dị cảm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Những phương pháp điều trị bệnh dị cảm gồm có:
- Nghỉ ngơi và băng bó những vùng bị ảnh hưởng: Bác sĩ sẽ đưa ra lời đề nghị bạn cần phải nghỉ ngơi khi dây thần kinh bị chèn ép. Điều quan trọng nhất là các bạn cần phải dừng những hoạt động gây chèn ép dây thần kinh nhằm cho những mô lành lại. Hoặc một số trường hợp bạn cũng cần phải nẹp khu vực bị thương nhằm ngăn ngừa khu vực đó chuyển động.
- Chỉ định dùng thuốc
-
- Một số loại thuốc như: naproxen natri (Aleve), ibuprofen (Advil, Motrin) và thậm chí những thuốc steroid ở dạng tiêm dùng đối với vùng bị ảnh hưởng, khi đó sẽ giảm được tình trạng đau, sưng và bị viêm.
- Đối với các trường hợp dị cảm lâu dài do bị đau cơ xơ hóa, những loại thuốc gồm có: duloxetine (Cymbalta) và pregabalin (Lyrica) sẽ giúp ích cho bệnh nhân.
- Vật lý trị liệu: Phương pháp này sử dụng nhằm để tăng cường sức mạnh trong các cơ xung quanh dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơ bắp khỏe hơn sẽ giúp giảm bớt sự chèn ép mô và ngăn ngừa nó tái phát. Khi cơ bắp khỏe mạnh cũng có thể sẽ cải thiện tính linh hoạt, phạm vi chuyển động, di chuyển ở trong khu vực bị ảnh hưởng.
- Tiến hành làm phẫu thuật
- Trong trường hợp các phương pháp điều trị ở trên vẫn không được thuyên giảm đi triệu chứng dị cảm, khi đó phía các bác sĩ sẽ tiến hành làm phẫu thuật nhằm làm giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép.
- Phương pháp phẫu thuật có nghĩa là giải phóng dây chằng ống cổ tay, loại bỏ một gai xương, hoặc một phần của đĩa đệm thoát vị ở phía sau. Đối với từng phương pháp phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào những triệu chứng cụ thể mà từng bệnh nhân gặp phải, cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về Dị cảm da. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.