Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Ợ nóng là gì? Những điều cần biết về ợ nóng
Ợ nóng, hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày, là một hiện tượng phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin khoa học, dễ hiểu về ợ nóng, từ nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng nguy cơ, chẩn đoán, phòng ngừa đến điều trị, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cách tiếp cận điều trị hiệu quả.
Tổng quan chung
Ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực, cổ họng và có thể lan lên cổ. Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tuy nhiên cũng có thể do các nguyên nhân khác gây ra.
Triệu chứng
Triệu chứng thường gặp nhất của trào ngược acid hoặc ợ nóng là cảm giác ấm, nóng hoặc nóng rát ở ngực, đôi khi có thể lan lên cổ, họng hoặc hàm. Nhìn chung, các biểu hiện của ợ nóng có thể bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở cổ họng
- Khó nuốt
- Cảm giác nặng, áp lực hoặc đau sau xương ức
- Ợ nóng trầm trọng hơn khi nằm hoặc cúi xuống
- Ho hoặc khàn giọng
Chứng ợ nóng có thể ảnh hưởng đến mỗi người với mỗi cách khác nhau. Triệu chứng của ợ nóng có thể bắt đầu ngay sau khi ăn và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, hoặc thậm chí là dài hơn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều dẫn đến áp lực cho dạ dày.
- Ăn thực phẩm béo quá nhiều: chất béo, dầu mỡ sẽ khiến bạn bị ợ liên tục, đặc biệt là ăn nhiều vào thời điểm trước khi đi ngủ.
- Ăn nhiều thức ăn, thức uống gây ợ nóng: Tiêu, ớt, cà chua, cà phê, bạc hà và cả rượu vang.
- Một số loại thuốc điều trị bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng ợ nóng ở lồng ngực.
- Ngoài ra, chế độ tập luyện cũng có thể khiến bạn ợ nóng liên tục. Điển hình là các bài tập cơ bụng, trồng cây chuối.
- Ợ chua, ợ nóng còn có thể do bị trào ngược dạ dày, không khí và thức ăn trong dạ dày đẩy ngược lên trên thực quản.
Đối tượng nguy cơ
Ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất với tỷ lệ khoảng 20% người trưởng thành bị GERD ở các nước phương Tây.
Ngoài các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ợ nóng như thai kỳ, béo phì… Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản có vẻ cao hơn ở nam giới. Đồng thời, nam giới có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản lâu dài có khả năng bị thực quản Barrett cao hơn so với nữ.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán chứng ợ nóng bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và hỏi bạn các câu hỏi về bệnh sử (các triệu chứng bắt đầu từ khi nào, có ai trong gia đình cũng bị tình trạng này hay không, v.v…). Một số xét nghiệm khác bao gồm:
- Chụp X-quang: giúp bác sĩ có thể nhìn được thực quản và dạ dày.
- Nội soi: kiểm tra xem thực quản của bạn có đang có vấn đề gì hay không, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy mẫu mô để phân tích.
- Xét nghiệm axit: để xác định thời gian và khoảng thời gian axit bị trào lên thực quản.
- Đo áp lực trong thực quản.
Phòng ngừa bệnh
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ợ nóng
Chế độ sinh hoạt:
- Nâng cao giường trước khi nằm.
- Tránh mặc quần áo bó sát.
- Tránh nâng vật nặng và tình trạng căng thẳng.
- Đạt được và duy trì cân nặng lý tưởng.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ngừng hút thuốc (nếu có).
Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống có thể không hiệu quả đối với tất cả mọi người.
Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh với lượng chất béo hạn chế có thể giúp ích trong việc giảm các triệu chứng ợ nóng.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình như sau:
- Tránh ăn trước khi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng.
- Tránh các tác nhân kích thích chẳng hạn như rượu, caffeine, thức ăn cay, thực phẩm có tính acid, socola hoặc bất kỳ thực phẩm nào làm khởi phát triệu chứng ợ nóng của bạn.
- Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn.
Đối với phụ nữ mang thai, ợ nóng và khó tiêu rất thường gặp do thay đổi nội tiết tố và do thai chèn ép vào dạ dày. Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (OWH) đề xuất một số thay đổi về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai như:
- Ăn năm đến sáu bữa nhỏ trong ngày.
- Không nằm trong vòng 1 giờ sau ăn.
- Tránh thức ăn béo và cay.
Điều trị như thế nào?
Nhiều loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm chứng ợ nóng:
- Thuốc kháng acid, giúp trung hòa acid dạ dày. Tác dụng của chúng là giúp giảm đau nhanh chóng. Nhưng không thể chữa lành các tổn thương thực quản.
- Thuốc đối kháng thụ thể H2, có thể làm giảm acid dạ dày. Chúng không tác dụng nhanh như thuốc kháng acid, nhưng có thể giúp giảm đau lâu hơn.
- Thuốc PPI, cũng có thể làm giảm acid dạ dày.
Nếu các phương pháp điều trị không kê đơn không hiệu quả hoặc phải dùng kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn có thể cần thuốc theo toa và các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Hi vọng với bài viết trên giúp các bạn hiểu thêm về ợ nóng, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.