Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Polyp tử cung là gì? Những điều cần biết về polyp tử cung
Bệnh polyp cổ tử cung thường xảy ra do cổ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng mãn tính. Hầu hết các polyp cổ tử cung là lành tính (không phải ung thư). Vậy polyp tử cung là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Polyp cổ tử cung xuất hiện phổ biến ở phụ nữ, có khoảng 2 – 5% phụ nữ bị polyp cổ tử cung, đặc biệt là phụ nữ trên 20 tuổi, sinh từ hai con trở lên. Bệnh lý này hiếm khi gặp ở những bé gái chưa có kinh nguyệt.
- Polyp cổ tử cung là sự phát triển của các mô, nhô ra khỏi cổ tử cung – chỗ nối giữa tử cung với âm đạo. Những khối này có màu đỏ nhạt, đỏ tía hoặc xám nhạt và có hình dạng như ngón tay, củ hành hay hình cuống lá mỏng. Polyp cổ tử cung là khối u lành tính phát triển từ mô đệm cổ tử cung và được che phủ bởi biểu mô, xuất phát từ ống cổ tử cung, có chân hoặc không có chân.
- Có khoảng 1% các ca có chuyển dạng ác tính. Nguyên nhân chính gây ra bệnh polyp cổ tử cung là do cổ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng mãn tính. Kích thước của các mô này có thể từ vài mm đến vài cm, tức là có thể bằng hạt gạo, cũng có khi rất lớn (đường kính có thể hơn 10cm).
- Phần lớn, khi có những dấu hiệu, triệu chứng bất thường ở vùng kín, phụ nữ sẽ lo lắng vì đây là một vị trí rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, polyp là một bệnh lý như vậy. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới khả năng thụ thai của chị em.
Triệu chứng
Người bệnh có polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể rong huyết, ra máu sau giao hợp hoặc ra khí hư nhiều. Polyp cổ tử cung thường lành tính, nhưng khoảng 1% các ca có chuyển dạng ác tính. Những khối u nhỏ này thường có màu hồng, có đầu, mềm, khi chạm vào rất dễ chảy máu.
Dù những triệu chứng của bệnh lý này thường không rõ ràng nhưng để phòng tránh, chị em cũng nên quan tâm đến các dấu hiệu sau:
- Đau bụng dưới: thường xuất hiện vào những ngày hành kinh và khi giao hợp, cảm giác đó càng tăng lên rất nhiều.
- Biểu hiện khi đi tiểu: tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều, nếu kéo dài có thể gây bí tiểu.
- Xuất hiện khí hư bất thường: âm đạo tiết ra nhiều khí hư màu sắc khác thường kèm mùi hôi tanh, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Kinh nguyệt không đều: bệnh polyp cổ tử cung thường khiến kinh nguyệt không đều, lượng máu nhiều và kéo dài số ngày hành kinh, thường gây rong kinh, rong huyết.
- Xuất huyết âm đạo: polyp cổ tử cung có thể xuất hiện ở những phụ nữ sắp hoặc sau khi mãn kinh, những phụ nữ sau mãn kinh có thể chỉ cảm thấy xuất huyết âm đạo nhẹ. Xuất huyết tử cung bất thường (AUB), 64 – 88% trường hợp polyp lòng TC có AUB. Tính chất xuất huyết: thường giữa chu kỳ, rỉ rả; hoặc xuất huyết nặng hơn trong chu kỳ (cường kinh), có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung vẫn chưa được xác định tuy nhiên có thể liên quan tới một số yếu tố sau:
- Nồng độ estrogen tăng (nội tiết tố sinh dục nữ).
- Mắc các bệnh viêm nhiễm mạn tính ở cổ tử cung, âm đạo, tử cung.
- Mạch máu bị tắc.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ bị polyp tử cung là:
Phụ nữ béo phì (BMI ≥ 30) có tỷ lệ polyp lòng tử cung cao hơn so với những phụ nữ khác.
- Bị tăng huyết áp.
- Phụ nữ uống Tamoxifen – một loại thuốc điều trị ung thư vú. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 8-36% phụ nữ sau mãn kinh điều trị bằng liệu pháp này sẽ phát triển polyp ở tử cung.
- Sử dụng liệu pháp thay thế hormone có liều lượng cao Estrogen.
- Mắc hội chứng Lynch hoặc hội chứng Cowden.
Chẩn đoán
Trên thực tế, nhiều trường hợp chị em không biết bản thân bị polyp tử cung cho đến khi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ. Trong trường hợp chị em xuất hiện các triệu chứng bệnh, đi thăm khám để xác định tử cung có polyp hay không, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về chu kỳ kinh thông thường và chiều dài kỳ kinh. Nếu chị em đã mãn kinh, bác sĩ sẽ hỏi thăm triệu chứng chảy máu bất thường mà chị em gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về các loại thuốc hoặc liệu pháp bổ sung hormone đang sử dụng.
Khi nghi ngờ chị em mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp các thủ thuật sau:
- Siêu âm qua âm đạo: quan sát hình ảnh bên trong tử cung, sóng siêu âm giúp quan sát rõ polyp hoặc nghi ngờ khối polyp khi thấy hình ảnh nội mạc tử cung dày lên.
- Siêu âm bơm nước buồng tử cung: tiến hành bơm nước muối đã vô trùng vào buồng tử cung qua ống thông, giúp tử cung mở rộng và cung cấp hình ảnh rõ nét về những khối u nằm trong khoang tử cung qua siêu âm.
- Nội soi buồng tử cung: bác sĩ sử dụng một ống camera có tay cầm dài, mảnh và có đèn ở đầu ống đi vào âm đạo và cổ tử cung để quan sát bên trong tử cung. Bác sĩ cũng có thể kết hợp nội soi buồng tử cung với phẫu thuật để tiến hành cắt bỏ các polyp.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: sử dụng ống hút để thu thập mẫu ở thành tử cung, sau đó gửi đến phòng xét nghiệm để phát hiện mẫu có vấn đề bất thường hay không.
Phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh polyp tử cung là:
Theo dõi chu kỳ mỗi tháng:
Các bạn nên tập thói quen ghi chép và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Nhằm kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Bởi nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn.
Thăm khám định kỳ:
Đây là việc mà hầu hết các chị em chúng ta ít quan tâm nhất. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng mới bắt đầu thăm khám và điều trị. Do đó, chúng tôi khuyến khích các bạn thăm khám định kỳ, để kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Có như vậy, việc điều trị mới dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu bia,… là những lời khuyên chúng tôi dành cho bạn. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng góp phần đẩy lùi nhiều căn bệnh khác trên cơ thể.
Điều trị như thế nào?
Trong những trường hợp nhẹ, polyp cổ tử cung có thể hỗ trợ điều trị nội khoa. Tuy nhiên phương pháp hỗ trợ điều trị chính thường là cắt bỏ. Nếu polyp có kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể thực hiện xoắn polyp. Đây là một thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Trong đó bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt, được gọi là kẹp polyp, để giữ lấy phần chân polyp và sau đó nhẹ nhàng vặn xoắn kéo polyp ra. Một số loại thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen và ibuprofen có thể giúp làm giảm sự khó chịu hay bị chuột rút trong hoặc sau khi xoắn polyp cổ tử cung.
Mẫu polyp sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra. Người bệnh có thể được hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh nếu polyp cho thấy có dấu hiệu của viêm nhiễm. Nếu polyp là ác tính (ung thư), việc hỗ trợ điều trị sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư.
Nếu polyp có kích thước quá to, bác sĩ có thể chỉ định cắt polyp và đốt chân polyp bằng điện để ngăn ngừa tái phát.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về Polyp tử cung, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.