Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm gan cấp là gì? Những điều cần biết về viêm gan cấp
Viêm gan cấp là bệnh nguy hiểm nếu không được chữa kịp thời có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Nắm được nguyên nhân và các dấu hiệu điển hình của bệnh để có giải pháp can thiệp nhanh chóng, hiệu quả là lời khuyên của nhiều chuyên gia y tế với người mắc căn bệnh này.
Tổng quan chung
Gan là cơ quan quan trọng thực hiện nhiều chức năng sống còn như sản xuất protein, thanh lọc độc tố và dự trữ năng lượng, do đó bất kỳ tổn thương nào ở gan đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân.
Viêm gan cấp là tình trạng các tế bào trong mô gan bị viêm khiến gan tổn thương. Đây là bệnh lý phát triển đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn dưới 6 tháng.
Trên thực tế, những tổn thương ở gan sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để viêm gan cấp kéo dài sẽ dẫn tới suy gan, xơ gan, ung thư gan… khiến quá trình điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn và tốn kém.
Không ít trường hợp bệnh nhân đã tử vong do nhiễm virus viêm gan ác tính. Bởi vậy, người bệnh không được chủ quan với bệnh viêm gan cấp. Ai cũng nên có những biện pháp để bảo vệ gan từ sớm, giữ gìn sức khỏe cho mình.
Triệu chứng
Trên thực thế, viêm gan cấp tính có các biểu hiện tương đối giống mạn tính. Hai dạng này về cơ bản chủ yếu khác nhau về thời gian điều trị và mức độ gây tổn thương gan, trong khi các triệu chứng cơ bản không có quá nhiều khác biệt rõ nét. Các triệu chứng của viêm gan cấp thường xuất hiện đột ngột và có thể bao gồm:
- Mệt mỏi và suy nhược: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi kéo dài, giảm năng lượng và không có hứng thú làm việc.
- Đau vùng hạ sườn phải: Đau hoặc căng tức ở vùng gan, nằm dưới sườn phải, là triệu chứng thường gặp.
- Vàng da và mắt: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là vàng da và lòng trắng mắt do tăng bilirubin trong máu. Khi bị viêm gan cấp, cơ năng gan bị bệnh, sắc tố dịch mật không thể xử lý triệt để sẽ bị ứ đọng lại trong máu gây nên vàng mắt và da.
- Buồn nôn và nôn: Người bệnh có thể buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày.
- Nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu: Thay đổi màu sắc của nước tiểu và phân là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan bị ảnh hưởng. Khi gan bị bệnh, trong nước tiểu có chứa những chất dạng dịch mật như bilirubin, khiến màu của nước tiểu vàng đục như bia.
- Nổi mẩn ngứa, nổi mề đay: Nhiệm vụ quan trọng của gan là chuyển hóa chất và giải độc, không để cho cơ thể hấp thụ các chất có hại. Khi bị viêm gan cấp, các tế bào gan tổn thương, chức năng này hoạt động kém, tạo tiền đề khiến da mẩn ngứa, mề đay xuất hiện.
- Chán ăn, mất ngủ: Nhu cầu ăn uống của con người sẽ giảm khi gan bị tổn thương, viêm nhiễm. Đặc biệt khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc protein, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và uể oải. Đồng thời, việc mất ngủ khiến họ trông thiếu sức sống, sụt cân, sức đề kháng kém.
- Triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau đầu, suy giảm thị lực, khó tiêu, phân bạc màu,…
Nguyên nhân
Theo một số chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tới gan và là nguyên nhân gây ra viêm gan cấp như:
- Virus và các siêu vi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm gan cấp. Có 6 loại virus viêm gan như virus viêm gan A, B, C, D, E cùng với đó là các siêu vi CMV, EBV đồng thời tấn công vào cơ thể gây tổn thương gan. Trong đó, viêm gan B và C có thể chuyển sang mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
- Thuốc và hóa chất: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống lao, kháng sinh, và thuốc giảm đau không steroid, có thể gây tổn thương gan nếu sử dụng không đúng liều lượng.
- Độc tố: Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu và kim loại nặng cũng có thể gây viêm gan cấp.
- Bệnh lý tự miễn: Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào gan, gây ra viêm gan tự miễn.
- Rượu bia: Sử dụng rượu bia quá liều lượng khiến gan bị viêm nhiễm. Người lạm dụng rượu bia lâu dần sẽ dẫn tới rối loạn chức năng gan, các tế bào gan bị phá hủy và xơ hóa. Theo các nghiên cứu cho thấy, sử dụng > 80g rượu/ngày ở nam giới và > 60g/ngày đối với nữ trong 10 năm có nguy cơ xơ gan, ung thư gan cao.
- Do sử dụng thuốc không theo chỉ định: Có không ít người tự ý mua thuốc kháng sinh, giảm đau,… khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa, giải độc của gan, gây hoại tử gan.
- Vi khuẩn, kí sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng có thể gây viêm gan cấp như ký sinh trùng sốt rét P. Falciparum trong giai đoạn ký sinh có thể gây tổn thương gan. Ngoài ra ký sinh trùng sán chó, sán lá gan, xoắn khuẩn,… có trong thịt cá, rau sống, tiết canh,…cũng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Đối tượng nguy cơ
Viêm gan cấp thường được chia thành hai loại chính là viêm gan A và viêm gan B, được gây ra bởi virus viêm gan A và B tương ứng. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao bị viêm gan cấp:
- Người tiêm chích ma túy: Dùng chung kim tiêm có thể làm lây lan virus viêm gan.
- Người quan hệ tình dục không an toàn: Lây nhiễm qua đường tình dục là một nguy cơ đặc biệt đối với viêm gan B và C. Người tham gia vào hoạt động tình dục thụ động có thể có nguy cơ cao hơn bị nhiễm viêm gan B.
- Người tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể người bệnh: Nhân viên y tế hoặc người chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan.
- Người uống rượu nhiều: Rượu là tác nhân chính gây viêm gan do độc tố.
- Người đi du lịch đến các vùng có nguy cơ cao: Các vùng có mức độ lây nhiễm cao với viêm gan A hoặc B có thể tăng nguy cơ cho những người đi du lịch đến đó.
- Những người sử dụng máu và sản phẩm máu không an toàn: Sử dụng máu hoặc sản phẩm máu không được kiểm soát, kiểm tra an toàn có thể dẫn đến lây nhiễm viêm gan.
- Người sử dụng thuốc làm giảm đau bằng cách tiêm vào tĩnh mạch: Sử dụng kim tiêm chung hoặc không sử dụng thuốc đúng cách có thể tăng nguy cơ mắc viêm gan B.
Chẩn đoán viêm gan cấp
Để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, bác sĩ cần sự kết hợp giữa hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm, hình ảnh học, thậm chí là sinh thiết gan.
- Thăm khám lâm sàng luôn là bước đầu tiên để chẩn đoán tất cả các dạng viêm gan. Thông qua xem xét tiền sử bệnh lý của gia đình và bản thân, bác sĩ sẽ giới hạn được các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh. Thăm khám lâm sàng giúp xác định các triệu chứng điển hình thường liên quan tổn thương gan như vàng da, vàng mắt, cổ chướng, phù chân…
- Xét nghiệm chức năng gan sử dụng các mẫu máu để xác định mức độ hoạt động của gan. Kết quả bất thường của các xét nghiệm này có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy gan có vấn đề. Mức men gan cao biểu thị gan đang bị tổn thương hoặc hoạt động không bình thường. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác để tìm ra nguồn gốc của bất thường.
- Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô từ gan để kiểm tra và xác định nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương gan. Là thủ thuật xâm lấn nên thường chỉ được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên môn cao.
- Siêu âm cho phép bác sĩ quan sát kỹ hơn về cấu trúc gan và các cơ quan lân cận.
Phòng ngừa bệnh
Để bảo vệ cho lá gan của bạn luôn khỏe mạnh và hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm gan hiệu quả, người bệnh cần áp dụng một số cách phòng ngừa sau:
- Tăng cường bổ sung protein: Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,… Đối với những người bình thường cứ 1kg thể trọng thì cần cung cấp 1g protein mỗi ngày. Tuy nhiên đối với người mắc viêm gan cấp tính thì cứ 1kg thể trọng bổ sung 2g protein.
- Cung cấp đủ đường: Đối với người mắc viêm gan cấp thì việc bổ sung lượng nhỏ đường hàng ngày là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung lượng đường vào cơ thể mức vừa đủ không nên vượt quá. Bởi nếu bổ sung quá nhiều đường dẫn tới dư thừa ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa thành mỡ dễ gây phát phì, gan nhiễm mỡ.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin: Người bệnh cần được bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể qua rau, củ, quả tươi sống giúp gan hoạt động, thực hiện chức năng tốt hơn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia: Việc sử dụng rượu bia vượt quá hàm lượng cho phép sẽ làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường của gan từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Ngoài ra bạn nên tiêm phòng vacxin viêm gan để ngăn chặn không cho virus viêm gan ghé thăm.
Điều trị như thế nào?
Nguyên tắc điều trị viêm gan cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Điều trị triệu chứng: Nghỉ ngơi, uống đủ nước và ăn uống lành mạnh để hỗ trợ gan phục hồi.
- Điều trị viêm gan do rượu hầu hết chỉ là điều trị hỗ trợ, nâng đỡ, vitamin và bù dịch. Song song đó thì ngưng rượu là chế độ chăm sóc quan trọng nhất. Những trường hợp tổn thương gan do rượu nặng (dựa vào thang điểm đánh giá) bác sĩ có thể xem xét điều trị corticosteroid cho bệnh nhân nếu không chống chỉ định
- Thuốc kháng virus: Được sử dụng để điều trị viêm gan do virus B và C.
- Ngừng sử dụng thuốc gây hại: Nếu viêm gan do thuốc, cần ngừng ngay lập tức thuốc gây hại và thay thế bằng liệu pháp khác nếu cần.
- Điều trị hỗ trợ: Bổ sung vitamin và các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ chức năng gan.
Đa số các trường hợp viêm gan cấp tính đều phục hồi. Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà người bệnh được chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu hoặc chỉ đơn thuần là ngưng tác nhân gây tổn thương gan như rượu, nấm, thuốc…
Mục tiêu điều trị viêm gan tự miễn là kiểm soát bệnh và giảm triệu chứng. Lúc này, các loại thuốc corticosteroid (như prednisone hoặc budesonide) và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (azathioprine, mycophenolate, tacrolimus, cyclosporine…) sẽ được xem xét sử dụng để làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, nhằm ngăn ngừa cơ thể tấn công các tế bào gan.
Ở những trường hợp tổn thương gan nặng, đe dọa tính mạng như suy gan cấp, bệnh gan giai đoạn cuối, kháng thuốc… thì biện pháp điều trị tối ưu là ghép gan.
Kết luận
Viêm gan cấp là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm gan, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.