Bí quyết phòng ngừa nấm miệng hiệu quả tại nhà
Nấm miệng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Việc hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa nấm miệng có thể giúp bạn và gia đình tránh khỏi những khó chịu do bệnh này gây ra.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng đúng kỹ thuật là vệ sinh răng miệng đúng cách
Không phải đánh răng là sẽ sạch mọi mảng bám mà phải đánh đúng kỹ thuật theo 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Đặt bàn chải nghiêng một góc 45°, chải mặt ngoài theo chuyển động tròn và chải từ trên xuống dưới và ngược lại theo chiều răng mọc, tránh chải răng theo chiều ngang, như vậy sẽ dễ mòn men răng.
- Bước 2: Chải tất cả hết 5 mặt của răng từ trong ra bên ngoài, không bỏ sót phần nào của răng.
- Bước 3: Chải theo chiều tới lui phần răng mặt nhai và xung quanh các răng hàm.
- Bước 4: Chải mặt trong răng cửa, đặt bàn chải theo chiều đứng và chải về phía cằm.
- Bước 5: Vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dùng cạo lưỡi.
Chải răng ít nhất trong 2 phút và 2 lần/ngày
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên tất cả mọi người chải răng 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần chải khoảng 2 phút. Thói quen này giúp răng miệng luôn ở trạng thái sạch sẽ. Chải răng và lưỡi bằng bàn chải lông mềm sẽ làm sạch mảng bám, tránh vi khuẩn gây hôi miệng. Chải răng cũng làm sạch các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn có khả năng ăn mòn và gây sâu răng.
Đánh răng sau bữa ăn 30 phút
Chải răng 2 lần/ngày dường như là thói quen của nhiều người được hình thành ngay khi còn bé, tuy nhiên, bạn cũng nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều lần trong ngày, vô tình sẽ ảnh hưởng đến nướu, hoặc gây mòn răng quá mức.
Rửa sạch và để bàn chải ở nơi khô ráo
Không nên để bàn chải đánh răng của mình lẫn lộn với người khác, có thể vô tình sẽ khiến vi khuẩn lây qua đường miệng. Sau khi đánh răng xong, bạn cần rửa thật sạch bàn chải, mặt chải răng hướng lên trên và để bàn chải khô tự nhiên sau khi đánh răng.
Thay bàn chải mới 3 tháng/lần
Nha sĩ khuyên nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Ngoài ra, bạn chú ý đến hạn sử dụng của bàn chải, vì nếu bàn chải đến lúc phải được “nghỉ ngơi” nhưng bạn cố bắt chúng làm việc, điều này vô tình bạn đưa thêm vi khuẩn từ bàn chải hết hạn sử dụng vào khoang miệng của mình, gây thêm bệnh cho răng miệng.
Dùng chỉ nha khoa thường xuyên
Dùng chỉ nha khoa là một phần quan trọng trong việc vệ sinh răng miệng. Bạn nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng mà bàn chải đánh răng khó chạm đến được. Điều này giúp giảm tích tụ mảng bám và cao răng giữa các răng.
Vệ sinh lưỡi
Không chỉ tích tụ trên răng gây tình trạng cao răng mà các mảng bám còn có thể tích tụ trên lưỡi, gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng và hơi thở có mùi hôi. Do đó, mỗi khi chăm sóc răng miệng hãy kết hợp chải răng với chải mặt trên lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.
Sử dụng nước súc miệng
Ngoài việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng đúng cách, nha sĩ khuyên bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để bảo vệ răng miệng một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Nước súc miệng không chỉ giúp hơi thở thơm tho mà còn là công cụ hiệu quả để giảm mảng bám, viêm nướu, làm trắng răng và giảm khô miệng.
Ngoài ra, nước súc miệng còn có một số tác dụng như:
- Bổ sung khoáng, fluor cho hàm răng.
- Hạn chế lượng acid tích tụ trong khoang miệng.
- Làm sạch những khu vực khó vệ sinh như: kẽ răng, các vùng xung quanh nướu.
Để đạt hiệu quả tối đa nhất trong việc vệ sinh răng miệng, bạn cần ngậm nước súc miệng tối đa 30 giây và sử dụng 2 lần mỗi ngày và tối đa 3 lần/ngày.
Làm sạch răng định kỳ tại nha khoa
Nên thường xuyên đến gặp nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng. Khi thăm khám răng, nha sĩ sẽ loại bỏ cao răng, mảng bám và các vết ố vàng trên răng. Trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện cách bệnh liên quan đến răng miệng, nha sẽ điều trị kịp thời, không để tình trạng tồi tệ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Thực phẩm giúp phòng ngừa nấm miệng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nấm miệng. Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi:
Sữa chua: Sữa chua chứa probiotics, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng và ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida.
Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe miệng. Một số loại trái cây giúp răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh như:
- Táo: Một trong những loại trái cây phổ biến nhất thế giới, có nhiều chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác nhau. Đặc biệt, táo được “ví von” là chiếc bàn chải tự nhiên giúp loại bỏ những mảng bám, thức ăn vụng còn sót lại trong răng, đánh bật những vết ố vàng ở quanh răng. Ngoài ra, trong quả táo chiếm khoảng 86% lượng nước, vì thế sẽ thúc đẩy cơ chế tiết nước bọt, từ đó giúp bảo vệ răng miệng, chống lại sâu răng.
- Dâu tây: Tuy có tên là dâu tây nhưng chúng không thuộc họ nhà dâu mà là loại quả thuộc họ hoa hồng. Những trái dâu tây mọng đỏ được xem là “thần dược” tình yêu. Còn với người La Mã cổ đại, họ xem dâu tây như một “thần dược” chữa bách bệnh, từ suy nhược cho đến sốt và viêm họng. Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa nhận định, dâu tây có chứa một loại enzyme gọi là axit malic, hoạt động như chất làm se tự nhiên để loại bỏ sự đổi màu bề mặt răng. Bên cạnh việc ăn dâu tây thì còn có một cách khác “ngọt ngào” hơn để bạn làm trắng răng là sử dụng mứt dâu tây và bôi chúng lên răng trong 5 phút, sau đó hãy rửa sạch và đánh răng.
- Các loại trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi,… chứa một lượng vitamin và các chất chống oxy hóa và axit cực lớn. Vì vậy, chúng vừa có tác dụng loại bỏ vụn thức ăn bẩn trên răng vừa có tác dụng tẩy trắng răng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia răng miệng cho biết axit trong một số loại trái cây có múi mạnh đến mức có thể làm tổn hại răng. Vì thế, bạn cần sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng, tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến từ nha sĩ.
Tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên, giúp ngăn ngừa và điều trị nấm miệng hiệu quả.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa nấm miệng mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể:
- Loại bỏ mảng bám sau khi ăn: Nếu bạn không thể đánh răng sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống có thể làm ố răng như cà phê, cacao, hãy bảo vệ răng sạch bằng cách súc miệng bằng nước sạch hoặc nước súc miệng có chứa fluor.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những yếu tố hàng đầu làm răng ố vàng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc có thể góp phần gây ra bệnh nướu răng bằng cách cản trở các tế bào mô nướu đang ngày đêm thực hiện công việc duy trì răng miệng khỏe mạnh. Thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
- Hạn chế đường và đồ ngọt: Đường là nguồn dinh dưỡng chính cho nấm Candida. Hạn chế tiêu thụ đường và đồ ngọt giúp ngăn ngừa nấm miệng.
- Ăn uống đúng cách: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, hạn chế ăn vặt, uống thức uống ngọt, nhiều gas. Bổ sung các loại rau sống, sữa chua nguyên chất,… để răng có thêm khoáng chất duy trì trạng thái khỏe mạnh.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm nấm để ngăn ngừa lây nhiễm.
Sử dụng sản phẩm vệ sinh mệng
Các sản phẩm vệ sinh miệng chuyên dụng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị nấm miệng:
- Nước súc miệng kháng nấm: Sử dụng nước súc miệng chứa các thành phần kháng nấm như chlorhexidine để loại bỏ vi khuẩn và nấm.
- Bàn chải đánh răng: Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bàn chải đánh răng để bạn lựa chọn, vì vậy bạn nên chọn loại đầu bàn chải từ cỡ nhỏ đến cỡ vừa và lông bàn chải mềm hoặc có thể sử dụng bàn chải điện để giúp cải thiện hiệu quả hơn trong việc vệ sinh răng miệng.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước: Tăm xỉa răng thường không tiếp cận đến được những kẽ nhỏ của răng. Trong khi đó chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ nhẹ nhàng lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét vào trong kẽ răng mà không làm tổn thương nướu răng. Khi kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì mảng bám, tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ giảm đáng kể.
- Kem đánh răng chứa fluoride: bạn nên sử dụng kem đánh răng có flour, đây là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo ngà răng và men răng, giúp phòng ngừa các tình trạng sâu răng.
- Dụng cụ cạo lưỡi: Vệ sinh răng miệng bằng dung cu cạo lưỡi sẽ loại bỏ triệt để vi khuẩn gây hại bám trên lưỡi cũng như trong khoang miệng của bạn. Bạn nên bổ sung bước cạo lưỡi vào quy trình đánh răng của bạn để loại bỏ mảng bám, giúp hơi thở thơm tho.
Phòng ngừa nấm miệng tại nhà là điều hoàn toàn khả thi với những biện pháp vệ sinh miệng đúng cách, chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt tốt. Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sớm của nấm miệng ở trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ nếu cần thiết. Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe miệng của cả gia đình một cách hiệu quả. Hãy luôn giữ vệ sinh răng miệng và duy trì thói quen lành mạnh để ngăn ngừa nấm miệng một cách tốt nhất.