Các biến chứng thường gặp của bệnh sởi và cách phòng ngừa
Bệnh sởi, mặc dù thường được xem nhẹ ở một số người, nhưng thực tế lại có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ về những biến chứng này không chỉ giúp chúng ta nhận biết triệu chứng kịp thời mà còn giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về các biến chứng thường gặp của bệnh sởi, cùng những biện pháp phòng ngừa quan trọng mà mỗi người cần biết.
Biến chứng bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus sởi (thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae), có thể gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em. Sởi rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch, mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh đều có thể hồi phục sau một thời gian nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ nhũ nhi thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra biến chứng về sau. Virus gây bệnh có thể lây lan ngay cả khi bệnh chưa có biểu hiện ra bên ngoài, kéo dài từ thời gian ủ bệnh đến khi người bệnh phát ban hoàn toàn.
Bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gặp các biến chứng bệnh sởi nguy hiểm sau:
- Biến chứng đường hô hấp: Viêm tai giữa (thường gặp ở trẻ nhỏ), viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.
- Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm tủy cấp, viêm màng não (tỉ lệ tử vong là 10%, số còn lại có di chứng).
- Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm miệng gặp ở bệnh nhân vệ sinh kém (viêm loét môi, miệng và viêm hoại tử miệng), viêm dạ dày ruột (ỉa chảy cấp hoặc kéo dài).
Các biến chứng khác:
- Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu, loét giác mạc.
- Bệnh lao: do có sẵn, hoặc xuất hiện ở những người suy giảm miễn dịch.
Yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh sởi
Các yếu tố nguy cơ bệnh sởi sau đây có thể làm tăng biến chứng từ bệnh:
- Hệ thống miễn dịch yếu: người đang mắc bệnh, dùng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc bị HIV/AIDS.
- Tuổi tác: Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi có nguy cơ cao hơn so với nhóm tuổi trung niên.
- Thiếu điều trị
- Các bệnh lý liên quan: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm màng não, và viêm màng cứng sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng.
- Thai kỳ: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn do hệ thống miễn dịch yếu hơn trong thời kỳ thai nghén.
- Lây nhiễm thứ cấp: Sởi có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, mở cửa cho các bệnh nhiễm trùng thứ cấp như viêm phổi, viêm tai, hoặc viêm nướu.
- Suy giảm sức khỏe tổng quát.
Nhận biết nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh sởi
Nhận biết nguy cơ mắc bệnh sởi
- Tiếp xúc với người nhiễm bệnh: tiếp xúc trực tiếp với chất bị nhiễm virus từ mũi hoặc miệng của người bệnh sởi.
- Dị ứng với thuốc vaccine: Mặc dù hiếm, nhưng có trường hợp một số người dị ứng với thành phần của vaccine sởi – quai bị – rubella (MMR).
- Chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ liều
- Hệ thống miễn dịch yếu
- Tuổi tác: nguy cơ mắc sởi ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi cao hơn tuổi trung niên.
- Điều kiện sống và vệ sinh kém
- Các khu vực có dịch sởi
- Người đang điều trị hoặc tiếp xúc với bệnh nhân trong bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
Cách phòng ngừa bệnh sởi:
Phòng ngừa bệnh sởi rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh sởi mà bạn có thể thực hiện:
- Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi: Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ đủ 9 tháng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh sởi miễn phí tại các cơ sở y tế. Cùng với đó, để đảm bảo tạo ra miễn dịch bền vững cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.
- Thực hiện tốt việc cách ly người bệnh.
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho nhân viên y tế và người nhà: Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc người bệnh, đây cũng là biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm chéo cho người khác.
- Rửa tay sạch sẽ, đầy đủ các bước rửa tay thường quy được hướng dẫn trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
- Hạn chế việc tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bệnh.
- Tăng cường vệ sinh môi trường: Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật tiếp xúc thường xuyên, đặc biệt là trong các khu vực có nhiều người qua lại.
- Học cách phát hiện sớm triệu chứng: thường xuất hiện từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng cơ bản bao gồm: Sốt cao, Ho, Mắt đỏ và nước mắt, Nổi mề đay (nổi mẩn đỏ trên da), Cảm giác mệt mỏi, Đau đầu để có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế nhanh chóng nếu cần.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, ước tính hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên cách phòng bệnh sởi hiệu quả và đơn giản nhất là tiêm vắc xin sớm, đầy đủ và đúng lịch, càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như góp phần bảo vệ cộng đồng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.