Các Loại Viêm Ruột Thừa Thường Gặp và Cách Phân Biệt Chẩn Đoán
Viêm ruột thừa là tình trạng y khoa phổ biến, xảy ra khi ruột thừa – một cơ quan nhỏ ở vùng bụng dưới bên phải – bị viêm. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm ruột thừa có thể gây ra đau đớn và biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu các loại viêm ruột thừa thường gặp và cách phân biệt chẩn đoán với các bệnh lý khác.
Các Loại Viêm Ruột Thừa Thường Gặp
- Viêm Ruột Thừa Cấp Tính: Đây là tình trạng viêm nhanh chóng, với triệu chứng đau đột ngột và dữ dội ở bụng dưới bên phải, thường diễn ra chỉ trong vài giờ.
- Viêm Ruột Thừa Mạn Tính: Là tình trạng viêm kéo dài, với cơn đau tái phát nhưng mức độ nhẹ hơn. Đau bụng thường tự khởi phát và giảm dần, đôi khi khiến bệnh nhân và bác sĩ khó nhận biết cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Phân biệt chẩn đoán viêm ruột thừa với các bệnh lý khác?
Viêm ruột thừa thường xuất hiện với triệu chứng đau vùng bụng bên phải hay quanh rốn. Đầu tiên, cơn đau có thể xảy ra quanh rốn hay vùng thượng vị, sau 6 – 12 tiếng di chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải. Triệu chứng đau tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian, có thể đau dữ dội, co cứng thành bụng.
Các triệu chứng chẩn đoán viêm ruột thừa khá điển hình, đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở các lứa tuổi:
Trẻ em dưới 3 tuổi:
- Viêm dạ dày ruột thông thường, viêm hạch mạc treo: Cùng biếu hiện đau quanh rốn. Tuy nhiên viêm hạch mạc treo thường chỉ tăng nhẹ bạch hầu.
- Lồng ruột non cũng khởi phát cơn đau quanh rốn, lan dần qua hố chậu phải, giai đoạn sớm không sốt, thăm trực tràng có máu.
Trẻ em trên 3 tuổi:
- Nhiễm trùng đường tiểu (hay gặp ở các bé gái)
- Viêm túi thừa Meckel: đau bụng quanh rốn kèm sốt và các dấu tương tự viêm ruột thừa.
- Viêm phúc mạc nguyên phát do phế cầu: Rất khó phân biệt với bệnh ruột thừa thủng. Khởi phát đột ngột, sốt cao rất nhanh, có tiêu điểm nhiễm trùng tiên phát (phổi, màng phổi), đặc biệt hay gặp ở trẻ thận hư (50%).
- Viêm đáy phổi phải: khó thở nhanh, nghe phổi và nghe bụng.
Thanh thiếu niên:
- Nam giới: Cần phân biệt với cơn đau sỏi niệu quản phải, thận phải ứ nước, viêm hồi manh tràng..
- Phụ nữ trẻ: thường khó khăn hơn do cần phân biệt với các bệnh lý phụ khoa: Viêm vòi trứng (điểm đau thấp hơn, thường ở hạ vị, kèm theo khí hư), vỡ nang noãn.
Người cao tuổi:
- Nam giới: phân biệt với bệnh thủng dạ dày – tá tràng (đau đột ngột như dao đâm, sau đó có thể khu trú hố chậu phải do dịch dạ dày chảy xuống theo rãnh bên – đại tràng, tiền sự có đau loét dạ dày, mới thủng thường không sốt,…)
- Phụ nữ: phân biệt viêm ruột thừa với viêm túi mật. Viêm túi mật thường xuất hiện cơn đau quặn gan, hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy với thức ăn mỡ.
Nhóm đối tượng thường bị viêm ruột thừa?
Theo các khảo sát y tế, bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ gặp phải tình trạng viêm ruột thừa. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp viêm ruột thừa xảy ra với những người trong độ tuổi từ thanh thiếu niên (10-30 tuổi). Người có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm ruột thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt ở nam giới. Đối với một đứa trẻ, bệnh xơ nang dường như cũng làm tăng nguy cơ bị viêm ruột thừa.
Nhìn chung, mặc dù viêm ruột thừa là tình trạng y khoa phổ biến, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Sự hiểu biết về các triệu chứng, cách phân biệt và điều trị kịp thời là chìa khóa giúp ngăn chặn các hậu quả đáng tiếc. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng của viêm ruột thừa.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.