Viêm ruột thừa có tái phát không?
Viêm ruột thừa là thuật ngữ chỉ tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm. Viêm ruột thừa là một trong những bệnh cảnh cấp cứu thường gặp. Viêm ruột thừa bị vỡ là một trong những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng nếu đã từng mổ ruột thừa thì bệnh có tái phát lại không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Viêm ruột thừa có tái phát không?
Viêm ruột thừa tái phát không?
Thông thường, khi mổ viêm ruột thừa, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ ruột thừa ở sát gốc. Như vậy, sẽ không còn ruột thừa nên không có tình trạng tái phát viêm ruột thừa. Tuy vậy, ở một số ít các trường hợp, có thể sau khi cắt ruột thừa vẫn còn lại một chút ít ruột thừa ở gần gốc, bệnh nhân có thể bị viêm ở phần ruột thừa còn lại ít ỏi này.
Thông thường, sau khi mổ vài ngày thì tình trạng vết mổ có thể còn đau và hơi đỏ, điều này không đáng lo ngại. Người bệnh chỉ cần tiếp tục theo dõi vệ sinh vết thương bằng dung dịch oxy già loại dùng để rửa vết thương, lau khô và bôi thuốc sát trùng ngoài da. Tùy vào mức độ bệnh trước đó, phương pháp phẫu thuật ruột thừa (mổ mở hoặc mổ nội soi), thể trạng từng người mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Nếu là viêm ruột thừa cấp chưa vỡ mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp. Nếu tình trạng viêm phúc mạc sau ruột thừa vỡ mủ thì khả năng biến chứng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi sẽ hạn chế biến chứng, thời gian phục hồi nhanh, ít sẹo hơn so với mổ mở. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu khác thường như: Đau bụng, vết mổ căng phồng và đau, vết mổ phồng sưng, nóng, đỏ… thì có thể do các biến chứng nguy hiểm dưới đây gây ra:
- Chảy máu trong ổ bụng;
- Chảy máu ở thành bụng;
- Viêm phúc mạc sau mổ;
- Viêm phúc mạc khu trú;
- Viêm phúc mạc toàn thể;
- Rò manh tràng;
- Nhiễm trùng thành bụng;
- Áp xe thành bụng;
- Toác thành bụng.
Nếu bệnh nhân gặp các biến chứng kể trên, bác sĩ có thể chỉ định nội khoa hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Biến chứng của viêm ruột thừa
Dưới đây là 1 vài biến chứng của bệnh viêm ruột thừa:
Viêm phúc mạc toàn bộ
Biến chứng thường hay gặp nhất là viêm phúc mạc toàn bộ do ruột thừa viêm và bị vỡ (thủng) chảy vào ổ bụng, người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc (sốt cao, rét run, mạch nhanh, huyết áp tụt, bí trung đại tiện, chướng bụng do liệt ruột, phản ứng thành bụng rất điển hình (sờ vào vị trí nào của bụng cũng thấy đau). Đây là biến chứng nặng nhất do viêm ruột thừa gây nên nếu không phát hiện sớm và không được cấp cứu kịp thời tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa do nhiễm trùng nhiễm độc.
Tại thời điểm trước 36 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên (đau bụng hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn…) xuất hiện thì nguy cơ thủng ruột thừa thấp nhất là 15%. Do đó, một khi được chẩn đoán là viêm ruột thừa nên phẫu thuật, tránh những trì hoãn không cần thiết.
Áp xe ruột thừa
Nếu ruột thừa viêm và bị vỡ nhưng chưa tràn vào ổ bụng nhờ mạc nối và các quai ruột bao bọc xung quanh làm thành hàng rào khu trú vùng viêm không lan ra ổ bụng tạo thành khối áp xe ruột thừa. Lúc này người bệnh vẫn đau hố chậu phải và sốt cao hoặc rất cao. Khám hố chậu phải có một khối không di động mặt nhẵn ấn căng đau. Nếu xét nghiệm bạch cầu sẽ tăng cao. Trường hợp này không được xử trí đúng, áp xe có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc giống như trường hợp vừa trình bày ở trên, sẽ đỡ nguy hiểm hơn nếu áp xe vỡ ra ngoài.
Đám quánh ruột thừa
Nếu sức đề kháng tốt và sự kết dính của quai ruột và mạc treo tốt có thể trở thành đám quánh ruột thừa. Trường hợp này, biểu hiện lâm sàng sốt và đau có thể giảm và hố chậu phải sẽ xuất hiện một khối chắc, không di động, ấn đau nhẹ. Nếu xét nghiệm máu có thể thấy bạch cầu không tăng cao như lúc ban đầu, thậm chí bình thường. Đám quánh cũng có thể tiến triển theo hai hướng hoặc tan dần hoặc tạo thành áp xe ruột thừa
Cách phòng tránh viêm ruột thừa tái phát
Dưới đây là 1 số cách phòng tránh viêm ruột thừa tái phát:
Cải thiện chế độ ăn uống khoa học
Ăn nhiều trái cây là cách hiệu quả để cải thiện tiêu hóa. Trái cây có chứa nhiều chất xơ, giảm nguy cơ viêm ruột thừa. Chất xơ có khả năng làm sạch tạp chất bên trong cơ thể. Có thể tìm thấy chất xơ trong các loại trái cây như lê, táo, xoài, đu đủ, chuối, mâm xôi… Ngoài ra, hoa quả còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe.
Trong rau cũng có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ăn các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều xơ và vitamin. Ngoài ra các loại đậu, củ cải, cà rốt, khoai tây… cũng cung cấp chất xơ trong cơ thể. Các loại rau họ cải còn giúp trung hòa bớt độc tố trong ruột.
Ngũ cốc cũng là một trong những loại thực phẩm được khuyến khích. Bởi ăn ngũ cốc hỗ trợ cho đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh viêm ruột thừa. Ngũ cốc nguyên hạt hiện nay có thể dễ dàng được tìm thấy trong các siêu thị.
Chế độ ăn nhiều rau quả giúp phòng ngừa viêm ruột thừa tái phát
Bổ sung thực phẩm có tác dụng chống viêm
- Nghệ: Giảm viêm ruột thừa đồng thời giúp thuyên giảm cơn đau.
- Chanh: Giúp giảm đau, điều trị hiệu quả chứng táo bón, khó tiêu
- Gừng: Giảm triệu chứng ói mửa, buồn nôn
- Húng quế: Làm dịu cơn đau đồng thời giảm sưng, giảm sốt.
Uống nhiều nước
Nước không chỉ có tác dụng tốt với cơ thể, mà còn rất tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước mỗi ngày có khả năng giúp làm sạch đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Đồng thời cũng giúp tránh tắc nghẽn gây viêm đau ruột thừa.
Hy vọng bài viết này giúp bạn giải đáp được 1 vài thắc mắc về bệnh viêm ruột thừa.