Cách trị dứt điểm mụn lưng
Mụn lưng là gì?
Mụn nội tiết ở lưng là các nốt mụn đỏ, viêm, có thể là mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng… do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức đi kèm với sự phát triển của vi khuẩn, tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da vùng lưng. Nếu không điều trị hiệu quả sẽ để lại sẹo mụn.
Phân biệt các loại mụn trên lưng
Các loại tổn thương do mụn có thể xảy ra trên lưng bao gồm:
- Mụn đầu trắng (mụn bọc kín): Mụn đầu trắng phát triển khi một nang lông bị bịt kín và nằm bên dưới da của bạn, tạo thành một nốt mụn trắng.
- Mụn đầu đen: Khi một nang lông bị bịt kín nằm trên bề mặt da của bạn mở ra, nó sẽ tạo thành mụn đầu đen. Mụn đầu đen xuất hiện là do phản ứng giữa bã nhờn và không khí.
- Mụn nhọt: Các tổn thương mụn trứng cá xuất hiện như những mụn nhỏ màu hồng trên da và đôi khi mềm, được gọi là mụn sẩn. Loại mụn này không chứa mủ và hình thành khi một nang lông bị tắc, viêm.
- Mụn mủ: Còn được gọi là mụn bọc, mụn mủ là một nốt sẩn chứa mủ màu trắng hoặc vàng, có nền đỏ. Những tổn thương này cũng là do viêm nang lông bị tắc. Sự tích tụ của các tế bào bạch cầu làm cho mụn bọc chứa đầy mủ.
- Mụn trứng cá: Loại mụn này hình thành khi vi khuẩn cũng bị mắc kẹt trong nang lông. Những tổn thương này phát triển sâu bên dưới bề mặt da của bạn, nơi nó cứng lại và tạo thành một nốt lớn, gây đau đớn. Vị trí tổn thương sâu hơn sẽ ảnh hưởng đến mô gây viêm.
- U nang: Nang là những tổn thương mụn lớn hơn, chứa đầy mủ và hình thành khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong nang lông. Với mụn trứng cá dạng nang, tình trạng nhiễm trùng sâu hơn vào da, tạo ra một khối u gây đau đớn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Có thể trị dứt hẳn mụn lưng không?
Mụn lưng là một vấn đề da liễu phổ biến và đôi khi khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát hiệu quả và giảm thiểu sự xuất hiện của mụn lưng thông qua các phương pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp.
Một số phương pháp điều trị mụn lưng
Có nhiều cách trị mụn nội tiết ở lưng khác nhau, bao gồm:
- Dùng thuốc không kê toa OTC: với mụn trứng cá nhẹ ở lưng, các loại kem, gel trị mụn không kê đơn có chứa các thành phần như: benzoyl peroxide, resorcinol, axit salicylic, lưu huỳnh giúp loại bỏ vết thâm, ngăn mụn mới nổi lên. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng sữa tắm có thành phần chống mụn trứng cá có các thành phần như axit salicylic giúp thông thoáng lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
- Tránh một số loại thuốc: một số loại thuốc, bao gồm androgen, lithium làm tăng khả năng phát triển mụn trứng cá. Nếu người bệnh đang dùng các loại thuốc này, cần thông báo với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu: Các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu, kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm dễ dẫn đến mụn trứng cá ở lưng. Hiệp Hội Da liễu Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên chọn các sản phẩm dán nhãn không gây mụn (không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) để ngừa mụn trứng cá ở lưng.
- Loại bỏ áp lực lên lưng: ba lô, dụng cụ thể thao, nẹp lưng đều gây mụn ở lưng nên chọn chiếc ba lô nhẹ, vừa vặn để giảm thiểu ma sát, kích ứng da.
- Mặc quần áo sạch: quần áo bẩn chứa mồ hôi, dầu, bụi bẩn dễ gây kích ứng da, góp phần phát triển mụn trứng cá. Do đó, nên mặc quần áo rộng rãi khi tập thể dục, thay quần áo thấm mồ hôi sau khi tập luyện.
Kết luận
Mụn lưng là một vấn đề da liễu không dễ giải quyết nhưng với các phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách, bạn có thể kiểm soát hiệu quả và giảm thiểu sự xuất hiện của mụn. Để có kết quả tốt nhất, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị tối ưu cho tình trạng da của bạn. Chăm sóc da là một quá trình dài hạn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và đều đặn, nhưng kết quả mang lại sẽ đáng để bạn đầu tư thời gian và công sức.