Dấu hiệu nhận biết viêm tá tràng
Viêm tá tràng hầu như không còn là căn bệnh hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng đặc biệt là đối với những người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Thậm chí, viêm tá tràng đang có dấu hiệu đáng báo động khi tỷ lệ xảy ra ở người trẻ đang ngày một tăng cao. Thông thường, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bỏ qua một số các dấu hiệu do cảm thấy không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường xuyên .Tuy nhiên, khi bệnh trở nên trầm trọng hơn, lại rất khó điều trị. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm một vài thông tin sau để có thể chủ động nhận biết và ngăn ngừa căn bệnh này.
Viêm tá tràng là gì?
Viêm tá tràng là một bệnh tiêu hóa xuất hiện khi dạ dày tá tràng bị viêm, loét.
Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, các vết loét niêm mạc thường xuất hiện ở dạ dày và phần đầu của tá tràng. Niêm mạc đường tiêu hóa là lớp màng bên trong cùng, có chức năng sản xuất chất nhầy và enzyme để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Sự tổn thương của niêm mạc, chủ yếu là do vi khuẩn H.pylori và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), sẽ gây ra tình trạng viêm loét dẫn đến cơn đau thượng vị và một số triệu chứng khác gây khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi niêm mạc bị tổn thương, nó sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất chất nhầy, tạo điều kiện cho acid dạ dày phá hủy lớp mô bên dưới.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Viêm tá tràng
Viêm tá tràng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Do vậy nguyên nhân bị tá tràng ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm tá tràng mà bạn có thể tham khảo:
- Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tá tràng đó chính là vi khuẩn HP.
- Do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, kháng sinh nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.
- Do thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt xấu, gây hại cho sức khỏe. Ví dụ như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, thức quá khuya,…
- Thường xuyên có thói quen sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,… và các đồ uống có ga.
- Ăn nhiều đồ ăn có vị chua, cay, nóng như: Ớt, hạt tiêu, xoài, cóc…
- Ăn nhiều đồ ăn nhanh và thực phẩm chiên rán.
- Áp lực, căng thẳng kéo dài dẫn đến lo âu, sợ hãi.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tá tràng
Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ thể mà mỗi người sẽ có những dấu hiệu viêm tá tràng khác nhau. Thậm chí, một số bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không triệu chứng.
Hiệp hội Tiêu hóa Hoa kỳ cho biết, những triệu chứng thường gặp ở bệnh gồm:
- Xuất hiện các cơn đau thượng vị
- Đau nhói hoặc đau rát thượng vị 2 đến 5 tiếng sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm
- Buồn nôn và nôn mửa
- Chướng bụng, đầy hơi
Đối với những cơn đau rát vùng thượng vị, người bệnh có thể ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa nhằm làm thuyên giảm cơn đau. Tuy nhiên, đây là một cách làm giảm cơn đau tức thời và không thể duy trì kết quả lâu. Bên cạnh đó, cách này tùy vào thể trạng của mỗi người mà có tác dụng hay không.
Thêm vào đó, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số triệu chứng báo động khả năng biến chứng chảy máu và ung thư:
- Phân đen hoặc có lẫn máu đỏ
- Nôn mửa nhiều, có lẫn máu
- Giảm cân đột ngột, không lý do
- Thiếu máu không rõ lý do
- Nuốt nghẹn kéo dài
- Sờ được khối u ở bụng
Nếu nghi ngờ bị viêm loét dạ dày tá tràng cần đi đến bác sĩ ngay lập tức để có những phương pháp điều trị đúng và kịp thời.
Thay đổi lối sống thế nào để phòng ngừa viêm tá tràng?
Khi bị viêm tá tràng có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi bị bệnh viêm đại tràng thì điều đầu tiên chúng ta nên đi khám để nhận được sự tư vấn và phương hướng điều trị phù hợp của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự chữa tại nhà, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.
Chúng ta có thể tự bảo vệ mình khỏi viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tối đa các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ cao khiến bạn mắc bệnh.
Sau đây là một số khuyến cáo từ các chuyên gia y tế giúp bạn có thể ngăn chặn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng một cách hiệu quả:
- Cần tránh dùng thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng: Rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều gia vị chua cay.
- Tránh hoạt hóa acid mật: giảm ăn chất béo.
- Tạo môi trường đệm trong dạ dày: Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, ăn nhẹ, ăn lỏng, bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ từ 3-4 giờ, không ăn quá khuya.
- Ăn các món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày: sữa, nước cháo, sữa đậu nành, bột ngó sen, đậu phụ, bí xanh, khoai tây, thịt nạc, cá ….
- Khi chế biến thực phẩm nên thái nhỏ, nấu kỹ cho mềm. Chủ yếu ăn đồ hấp, luộc, ninh.
- Hạn chế sử dụng các loại nước giải khát có ga.
- Hạn chế những thức ăn hay đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng.
- Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm… Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.
- Tránh suy nghĩ căng thẳng, stress.
- Sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Khuyến cáo cần khám và điều trị chuyên khoa tiêu hóa khi có những triệu chứng nghi ngờ, kéo dài, triệu chứng báo động,…
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cần thiết để bạn đọc có thể hiểu hơn về căn bệnh viêm tá tràng, cách nhận biết và phòng chống bệnh. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân.