Dấu hiệu sớm của bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan tích tụ quá nhiều chất béo, dẫn đến các tổn thương cho gan. Bệnh thường gặp ở những người bị béo phì, uống rượu bia quá mức hoặc mắc các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid.
Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ do rượu thì nguyên nhân đó là do người bệnh sử dụng quá nhiều rượu. Nguy cơ mắc bệnh này tăng lên khi người bệnh có uống nhiều rượu bia và kết hợp với các yếu tố sau:
- Thừa cân và béo phì
- Bị suy dinh dưỡng
- Có viêm gan siêu vi mãn tính, đặc biệt là viêm gan C
- Có các gen khiến người bệnh dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ
- Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh
Dấu hiệu sớm của bệnh gan nhiễm mỡ
Với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ do rượu thường không có triệu chứng, tuy nhiên một số người có thể có các dấu hiệu như mệt mỏi hoặc đau ở phía trên bên phải của bụng (nơi vị trí của gan).
Nếu mắc bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc bị xơ gan, người bệnh có thể có các triệu chứng như:
- Sưng bụng
- Nhiều mạch máu nổi dưới da bụng
- Ngực lớn hơn bình thường ở nam giới
- Lòng bàn tay đỏ
- Vàng da và vàng mắt
Khi nào nên đi khám sàng lọc gan nhiễm mỡ
Do triệu chứng của gan nhiễm mỡ rất khó để phát hiện, thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Khi có một số dấu hiệu nổi bật sau, cần cho trẻ đi khám bác sĩ kịp thời:
- Trẻ béo phì có cân nặng của trẻ vượt quá 20% mức độ tiêu chuẩn, lúc này trẻ đã bị thừa cân, béo phì và có nhiều khả năng sẽ bị gan nhiễm mỡ.
- Trẻ thường xuyên có biểu hiện khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, sụt cân…
Thông thường cha mẹ cũng không theo dõi thường xuyên được tình trạng của trẻ.
Chính vì lẽ đó các khuyến cáo cho thấy, cha mẹ nên bắt đầu sàng lọc từ 9 – 11 tuổi cho tất cả trẻ béo phì và cho trẻ thừa cân có yếu tố nguy cơ, cụ thể: Rối loạn phân bố mỡ thể trung tâm, kháng insulin; Đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường; Rối loạn lipid máu; Ngừng thở khi ngủ; Tiền sử gia đình gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Cần sàng lọc sớm hơn nếu trẻ có yếu tố nguy cơ như béo phì nặng, tiền sử gia đình bị NAFLD/NASH, suy tuyến yên…
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là một bệnh ít biểu hiện triệu chứng nên gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Bác sĩ thường sử dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán bệnh:
- Tiền sử bệnh: Người đến khám sẽ được hỏi chi tiết về tiền sử uống rượu bia (mức độ, hàm lượng, thời gian sử dụng). Thông tin này sẽ giúp ích cho bác sĩ trong việc phân biệt gan nhiễm mỡ do rượu(ALD) và gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Ngoài ra, người khám còn được hỏi về tiền sử sử dụng thuốc, thói quen ăn uống, và các thông tin khác liên quan đến bệnh. Vậy nên, việc trả lời thành thật sẽ giúp chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác hơn.
- Khám sức khỏe: Người khám sẽ được kiểm tra các vấn đề về gan như gan to hay vàng da.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm chức năng gan giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của gan. Chức năng gan được cho là giảm xuống khi có men gan cao thể hiện qua 2 chỉ số alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST)
- Xét nghiệm hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lý về gan. Cụ thể, thông qua các hình ảnh được chụp có thể cho thấy tồn tại hay không chất béo ứ đọng tại gan, và còn giúp phân loại gan nhiễm mỡ đơn thuần với viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).
- Sinh thiết gan: Bác sĩ chỉ đề nghị sinh thiết nếu nghi ngờ hoặc có kết quả xét nghiệm cho thấy người khám có nguy cơ mắc NASH. Sinh thiết có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật ngoại trú. Trước khi làm thủ thuật, thuốc gây tê và giảm đau sẽ được tiêm vào cơ thể để kiểm soát cơn đau. Tiếp đến, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và sử dụng kim đặc biệt để lấy một mảnh mô nhỏ từ gan rồi gửi đến khoa giải phẫu bệnh. Sinh thiết gan là cách duy nhất để chẩn đoán NASH.
Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa gan nhiễm mỡ, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ và bảo vệ sức khỏe của gan.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.