Hiểu biết về bệnh cúm: Triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa
Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp vào mùa đông và xuân. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như sốt, ho, đau họng, sổ mũi, đau cơ thể, mệt mỏi, v.v. Cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh cúm là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Đây là một căn bệnh phổ biến và lây lan dễ dàng, khi virus cúm loại A hoặc B tấn công cơ thể qua đường hô hấp trên và dưới. Thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Bệnh cúm có thể tự khỏi nhưng cũng có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có suy giảm miễn dịch, người già và trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai… Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh cúm
Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh cúm và cảm lạnh do triệu chứng cúm và cảm lạnh tương đồng với nhau. Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm là đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh) thì bệnh cúm còn có các dấu hiệu cảnh báo như sau:
- Sốt trên 38 độ C.
- Ớn lạnh và đổ mồ hôi.
- Nhức đầu.
- Ho khan.
- Nghẹt mũi.
- Đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân.
- Mệt mỏi và yếu.
- Mất cảm giác thèm ăn
- Chảy mũi
- Buồn nôn, Tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn)
Thời gian ủ bệnh cúm thường kéo dài trong khoảng 2 ngày. Sau khoảng 5 ngày, triệu chứng sốt và các triệu chứng khác sẽ biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.
Cách phòng ngừa bệnh cúm
Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm là tiêm vắc xin. Miễn dịch ở những người tiêm vắc-xin theo thời gian vì vậy nên tiêm vắc-xin hàng năm để phòng bệnh cúm. Tiêm vắc xin phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ bị biến chứng của bệnh cúm và những người sống chung hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao. WHO khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa hàng năm cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
- Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
- Người mắc bệnh mãn tính
- Nhân viên y tế.
Ngoài tiêm chủng phòng bệnh, các biện pháp vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng trong phòng cúm như:
- Rửa tay thường xuyên và lau khô tay đúng cách
- Vệ sinh hô hấp tốt – che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy đúng cách
- Tự nguyện cách ly sớm những người cảm thấy mệt mỏi, sốt và có các triệu chứng cúm khác
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
- Tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Kết luận
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được và việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp giảm thiểu tác hại của bệnh. Tiêm vắc-xin và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân là chìa khóa để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi bệnh cúm.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.