Các nguyên nhân gây tê bàn tay bạn cần biết
Tay bị tê nhức là một trong những tình trạng rất phổ biến, ta cảm thấy tay bị tê là do dây thần kinh đang bị chèn ép và bị gây áp lực lên. Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp tình trạng này và các dấu hiệu hết khi nghỉ ngơi, thư giãn thì điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi bản thân bị tê bàn tay thường xuyên bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý đáng quan tâm. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây tê bàn tay bạn cần biết ở bài viết dưới đây.
Triệu chứng tê bàn tay
Tê bàn tay là một trong những tình trạng rất phổ biến, ta cảm thấy tay bị tê là do dây thần kinh đang bị chèn ép và bị gây áp lực lên. Có thể là do người bệnh lao động nặng, ngồi yên một chỗ, làm việc quá sức hoặc duy trì một thư thế trong một thời gian dài, dẫn đến tay tê.
Chúng ta thông thường đều có cảm giác các đầu ngón tay bị tê giống như có kiến đang bò lên tay hay bị các mũi kim đâm vào đầu ngón tay. Sau đó, cơn tê bì này làn dần dần khiến cho tê 2 bàn tay và tê mỏi cánh tay.
Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp tình trạng này và các dấu hiệu hết khi nghỉ ngơi, thư giãn thì điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi bản thân bị tê bàn tay thường xuyên bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý đáng quan tâm.
Nguyên nhân tê bàn tay
Nguyên nhân bệnh lý
Nếu bạn gặp tình trạng tê bàn tay thường xuyên, dù nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh nhưng không thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp các vấn đề bệnh lý sau:
- Hội chứng ống cổ tay: Khi dây thần kinh giữa của bàn tay bị chèn ép, làm rối loạn cảm giác của vùng cổ tay và bàn tay. Từ đó biểu hiện ra các triệu chứng như tê, ngứa ran hoặc yếu tay và các tình trạng này tăng dần theo thời gian. Nguyên nhân gây nên bệnh này là do các hoạt động lặp đi lặp lại như gõ bàn phím, làm việc trên dây chuyền,… khiến các mô xung quanh chèn ép lên dây thần kinh giữa.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Bên cạnh cảm giác đau, mỏi và khó vận động vùng cổ, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng mất cảm giác sâu của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường tiến triển thầm lặng trong thời gian dài, xảy ra do thói quen sinh hoạt, tính chất công việc,…
- Thoát vị đĩa đệm: Một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không chỉ gặp triệu chứng đau cổ, mà cơn đau còn lan ra tay, kèm theo cảm giác tê ngứa ở cánh tay, bàn tay và ngón tay.
- Viêm khớp dạng thấp:Thường khiến người bệnh cảm thấy tê, bì chân tay ngay cả khi họ không vận động hay ngồi (nằm) quá lâu. Do đó nếu bạn không biết dấu hiệu tê bàn tay là bệnh gì thì viêm khớp dạng thấp là gợi ý bạn có thể tìm hiểu rõ hơn.
- Đau cơ xơ hóa: Là tình trạng đau mạn tính, xảy ra bên trong gân, dây chằng, cơ và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Khi mắc bệnh đau cơ xơ hóa, người bệnh có thể bị ngứa ran, tê tay và chân, đồng thời xuất hiện một số triệu chứng khác như mệt mỏi,đau nửa đầu, đau hàm, đau khuỷu tay, sau đầu,…
- Viêm đa rễ thần kinh: là tình trạng viêm ảnh hưởng đến nhiều rễ thần kinh, tức là các bó dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống. Viêm nhiễm này gây ra các triệu chứng như đau đớn, tê bì, châm chích, và suy yếu ở những vùng cơ thể do các dây thần kinh bị ảnh hưởng chi phối.
- Hẹp ống sống: là tình trạng ống sống, tức là khoang xương chứa tủy sống và rễ thần kinh, bị thu hẹp lại. Việc thu hẹp này có thể gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như đau đớn, tê bì, châm chích và suy yếu ở những vùng cơ thể do các dây thần kinh bị ảnh hưởng chi phối.
Các nguyên nhân khác
- Thiếu chất: Tình trạng thiếu hụt Vitamin, Kali, Canxi và Magie,… có thể gây nên tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Chính vì vậy việc bổ sung đủ nguyên tố vi lượng và chất dinh dưỡng rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Vận động mạnh hoặc quá lâu: Nếu bạn vận động mạnh, quá lâu hoặc do sai tư thế đều có thể gây nên tình trạng chèn ép lên rễ thần kinh, từ đó khiến máu không thể lưu thông như bình thường dẫn đến tay bị tê.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ làm các dây thần kinh bị tổn thương, điều này khiến nhiều người bị tê cả tay và chân. Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân tê bàn tay như thuốc điều trị huyết áp và tim, thuốc chống bệnh ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc chống bệnh động kinh,…
- Tai nạn: Khi bị chấn thương hoặc chịu tác động từ bên ngoài khiến rễ thần kinh bị tác động, chèn ép mạnh gây nên tê tay. Đối với trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị các tổn thương kịp thời.
Cách khắc phục tê bàn tay hiệu quả
Massage bấm huyệt
Có tác dụng xoa bóp vị trí máu huyết tắc nghẽn, thông kinh hoạt, tác động tích cực lên các huyệt vị và đường phản xạ, nhờ đó làm giảm tình trạng tê bàn tay hiệu quả. Cách hết tê bàn tay với liệu pháp massage thực hiện như sau: Đặt bàn tay trái lên tay phải rồi miết dọc theo các khe giữa của ngón tay. Tiếp đến dùng lực bóp mạnh vào các khớp ngón tay và lắc nhẹ bàn tay. Sau đó dùng bàn tay trái vuốt từ cẳng tay xuống ngón tay khoảng 5 – 7 lần. Cuối cùng là đổi tay và thực hiện các động tác tương tự.
Chườm ấm
Là biện pháp giúp máu lưu thông tốt, giảm giãn cơ và dây chằng, giảm kích thích các dây thần kinh dẫn đến giảm cảm giác tê bàn tay. Để thực hiện biện pháp này, bạn dùng miếng vải nhúng vào nước nóng rồi chườm vào vùng bị tê trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó lặp lại động tác cho đến khi hết tê.
Nẹp
Bạn có thể đeo nẹp để bảo vệ bàn tay, giữ cho cổ tay thẳng, giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh. Tùy vào điều kiện, bạn có thể đeo nẹp vào ban ngày hoặc buổi tối. Phương pháp điều trị tê bàn tay này thường được áp dụng với trường hợp tê bàn tay do hội chứng ống cổ tay.
Tập các bài tập nhẹ nhàng
Người bệnh có thể tự tập các bài tập tại nhà để cải thiện triệu chứng tê bàn tay.
- Xoay khớp tay: Đứng 2 chân bằng vai, xoay cánh tay từ ngoài vào trong rồi xoay ngược lại. Bài tập này giúp lưu thông máu, giảm tình trạng tê tay.
- Xoay cổ tay: Nhẹ nhàng xoay tròn cổ tay theo 2 chiều, mỗi bên 10 vòng.
- Xát mu bàn tay: Lấy bàn tay trái xát mạnh và mu bàn tay phải 10 lần. Sau đó đổi bên.
- Xòe bàn tay: Nằm ngửa, để 2 tay sang ngang rồi xòe hết cỡ. Giữ nguyên tư thế 3 – 5 giây rồi từ từ nắm lại. Tập trong vòng 10 – 15 phút.
- Xoa bóp tay: Dùng tay trái bóp tay phải từ cổ tay lên đến vai 3 lần sau đó đổi bên.
Bổ sung đủ dinh dưỡng
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp cùng các bài tập giúp việc điều trị tê tay hiệu quả hơn. Theo đó, bạn nên bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của mình thực phẩm giàu Vitamin D, Vitamin K, Vitamin B2, Canxi, Kali, Magie,…
Sử dụng thuốc
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc giúp điều trị triệu chứng tê bàn tay như thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid, paracetamol phối hợp, vitamin nhóm B, thuốc giãn mạch ngoại vi. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp lâu dài, bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, lưu ý rằng bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.