Những thông tin cần biết về tác dụng của bột sắn dây có thực sự tốt cho sức khoẻ?
Sắn dây không chỉ là thực phẩm chế biến trong các món chè, món ăn quen thuộc mà còn là một vị thuốc bổ dưỡng trong đông y rất ích lợi cho sức khỏe. Vậy tác dụng của bột sắn dây là gì? Hãy cùng Pharmacity đi tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của sắn dây
Sắn dây còn có cách gọi khác là bạch cán, cát căn,… thuộc họ cây dây leo sinh trưởng lâu năm, củ sắn được hình thành từ rễ, dài khoảng 15cm và đường kính khoảng 6 – 8cm, phần thịt khá rắn chắc, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt và tính mát, có mùi thơm nhẹ.
Thời điểm thu hoạch sắn dây là vào vào cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Sau khi sắn dây đã thu hoạch, chúng sẽ được rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc dùng để luộc ăn, phơi khô hay làm thành bột sắn dây để tích trữ dài ngày.
Các dưỡng chất có thể cung cấp trong 1/4 cốc khoảng 35g bột sắn dây là:
- 130 calo.
- 0g chất béo.
- 0g protein.
- 31g tinh bột.
- 2g chất xơ.
- 2% kali.
- 1,5% canxi.
Có thể thấy, sắn dây rất dồi dào chất tinh bột (amylose và amylopectin) và hầu như không hề chứa chất béo hay protein. Ngoài ra, trong bột sắn dây thô sẽ chứa tới 75% kháng tinh bột nên chúng đặc biệt có lợi cho sức khỏe của đường ruột. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp một lượng lớn vitamin C.
Bột sắn dây là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe con người
Là một thực phẩm từ thiên nhiên, chứa nhiều dưỡng chất nên việc bổ sung bột sắn dây sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ như:
Bổ sung sắt
Sắn dây hay bột sắn dây là một nguồn cung cấp sắt tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn uống 1 cốc sắn dây sẽ hấp thụ khoảng 13% lượng sắt mà cơ thể cần mỗi ngày để cải thiện tình trạng thiếu máu.
Xem thêm: Thức ăn cho người thiếu máu
Trong sắn dây có chứa hàm lượng sắt lớn
Chống Oxy hóa
Một số nghiên cứu cho thấy, 8% lượng Manga mà cơ thể cần có thể cung cấp trong một cốc bột sắn dây. Đây là một loại khoáng chất cần thiết để hỗ trợ chuyển hóa cholesterol và axit amin, giúp chống oxy hóa cho cơ thể khỏe mạnh.
Chắc khỏe xương
Nếu xương khớp của bạn đang dần xuống cấp, thì canxi là một chất rất cần thiết cho xương. Đồng thời còn là khoáng chất quan trọng để giúp cho răng và xương càng vững chắc hơn. Và trong bột sắn dây chứa hàm lượng canxi lớn giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương, răng hiệu quả.
Cải thiện sức khoẻ xương khớp khi sử dụng bột sắn dây
Tốt cho phụ nữ có thai
Hàm lượng Folate chứa trong sắn dây là khá lớn, nên góp phần hỗ trợ vào quá trình tạo ADN và phân chia tế bào. Đồng thời lượng Vitamin B trong thực phẩm này cũng là chất nên bổ sung thường xuyên trong cả thai kỳ để giảm tối đa tình trạng khuyết tật ống thần kinh. Cho nên, bột sắn dây chính là một loại thực phẩm rất thích hợp dùng cho bà bầu.
Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và giúp tăng cân
Lượng tinh bột lớn trong sắn dây là thành phần hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy ăn ngon hơn, khả năng hấp thu dược chất tốt hơn nên rất có lợi cho sức khỏe.
Giúp cải thiện vòng 1
Tinh bột trong bột sắn dây được biết đến là chất có thể cung cấp nhiều Protein và Lecithin giúp thúc đẩy sản sinh nội tiết tố Estrogen – có thể kích thích tăng trưởng vòng 1 hiệu quả. Bằng cách, lấy bột sắn dây pha vào nước ấm nước chanh hay sữa đặc và uống trong khoảng 1 tháng để cảm nhận hiệu quả rõ rệt nhất.
Tác dụng của bột sắn dây giúp cải thiện vòng 1
Hỗ trợ hạ nhiệt
Trong Y học Cổ truyền, sắn dây còn được gọi là cát căn, đây là một vị thuốc tính hàn có tác dụng giải nhiệt.
Cho nên, bột sắn dây có thể hỗ trợ để hạ nhiệt khi bị nóng trong người hay hạ sốt. Tuy nhiên, chúng phải được nấu chín hoặc pha cùng nước đã đun sôi để tránh bị đau bụng.
Cải thiện quá trình trao đổi chất
Bột sắn dây có thể hỗ trợ cải thiện quá trình trao đổi chất như lượng đường trong máu hoặc lượng cholesterol. Bởi vì bột sắn dây có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn, tăng độ nhạy các tế bào với chất insulin. Qua đó, giúp cho cơ thể tránh mắc phải các bệnh lý như bệnh tiểu đường, béo phì cùng một số bệnh về tim mạch.
Cải thiện quá trình trao đổi chất khi ăn sắn dây
Cải thiện sức khỏe đường ruột
Với hàm lượng kháng tinh bột khá lớn, đây là một chất có tác dụng cực tốt cho đường ruột. Đồng thời, lượng kháng tinh bột này còn có chức năng như một chất xơ hòa tan, chúng sẽ đi trực tiếp qua ruột non và đi thẳng tới ruột già. Tại đây, kháng tinh bột sẽ hỗ trợ các sản sinh các các lợi khuẩn để gia tăng khả năng chống lại thường hay mắc phải do rối loạn hệ vi sinh đường ruột, nhất là bệnh viêm ruột.
Đồng thời, kháng tinh bột còn sản sinh axit butyric để tiến hành bảo vệ các biểu mô và lớp lót niêm mạc ruột tránh xảy ra các sự tổn thương bên trong. .
Ăn nhiều bột sắn dây có tốt không?
Nếu như chúng ta hấp thụ một lượng lớn bột sắn dây chưa được chế biến đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến ngộ độc xyanua cấp, nghiêm trọng nhất có thể gây chết người. Mặc dù đây là trường hợp hiếm gặp nhưng mọi người vẫn nên kiểm tra kỹ lượng về chất lượng bột sắn dây trước khi dùng.
Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly bột sắn dây và cần phải đảm bảo chúng được chế biến đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Sắn dây tốt nhưng người dùng không nên quá lạm dụng
Một số lưu ý khi sử dụng sắn dây
Để nâng cao hiệu quả, tác dụng của bột sắn dây khi sử dụng thì mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Người mắc bệnh dương khí hư với các biểu hiện như: đại tiện lỏng, chân tay lạnh; miệng nhạt, hay cảm thấy đầy hơi trướng bụng, lưỡi ít rêu trắng mỏng, không có cảm giác khát nước thì không nên dùng bột sắn dây.
- Trẻ em không nên uống bột sắn dây pha sống. Vì sắn dây có tính hàn, có thể thanh nhiệt tốt nhưng khi dùng cho trẻ không bị nhiệt sẽ gây tiêu chảy, dễ bị đau bụng.
- Các bà mẹ bị động thai, có nguy cơ sảy thai,… càng không nên dùng sắn dây.
- Không nên pha bột sắn dây với mật ong để tránh sản sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe.
- Không nên ướp hoa bưởi chung với sắn dây vì sẽ làm giảm bớt dược hiệu có trong bột sắn.
- Người mắc bệnh huyết áp thấp, cơ thể đang bị suy nhược thì không nên dùng sắn dây vào buổi sáng bởi ở thời điểm này lượng hormone trong máu là khá thấp.
- Không nên uống sắn dây vào ban đêm vì sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng xấu tới chức năng dạ dày.
- Khi đang đói không nên uống bột sắn dây cho nên tốt nhất bạn có thể sử dụng vào sau khi ăn trưa hoặc tối khoảng 30 -1H.
- Không được quá lạm dụng bột sắn dây mà chỉ nên dùng 1 cốc/ngày.
- Không pha bột sắn dây với lượng đường quá nhiều.
- Chỉ nên ưu tiên mua bột sắn dây tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Qua bài viết trên đây, có thể thấy rằng tác dụng của bột sắn dây là một loại thực phẩm mang đến rất nhiều ích lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ đường ruột. Cho nên, các bạn tìm hiểu để biết cách sử dụng nhằm đạt được sự hiệu quả tối đa mỗi khi dùng.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
10 công dụng của rong nho đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày
5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn
9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày
Tác dụng của dầu oliu với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết!