Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gây dịch. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ít khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết thường không có triệu chứng rõ ràng và dễ chẩn đoán nhầm với những bệnh về nhiễm trùng, hô hấp hay tiêu hóa,… Tuy nhiên bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 type được ký hiệu là D1, D2, D3, D4 và đều xuất hiện ở Việt Nam. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng type, người lớn cũng như trẻ đã mắc bệnh sốt xuất huyết vẫn có khả năng bị lại với type khác.
- Bệnh lây lan qua vết đốt của muỗi vằn Aedes aegypti. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết bao gồm: muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
- Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng đặc trưng sốt cao dẫn đến xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch gây tử vong nếu không được điều trị sốt xuất huyết kịp thời. Do đó, sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là căn bệnh hết sức nguy hiểm mà các bạn không nên coi nhẹ vì bệnh có thể để lại nhiều gánh nặng bệnh tật nặng nề, nhất là ở trẻ em với hệ miễn dịch kém.
Xét trên phương diện lâm sàng, sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ nhũ nhi rất khó chẩn đoán vì các bé còn quá nhỏ để diễn tả những được triệu chứng trong cơ thể. Hơn nữa, biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh lại tương tự với các bệnh lý khác nên dễ nhầm lẫn. Bệnh cũng diễn tiến khá phức tạp, rất dễ trở nặng, khó dự kiến thời gian xuất hiện sốc cũng như khó tiên lượng kết quả điều trị.
Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể nhận biết một số triệu chứng của trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu tiên tính từ khi trẻ xuất hiện những cơn sốt như sau:
- Ngày 1: Trẻ đột ngột bị sốt cao, khuôn mặt và cổ họng của trẻ bị đỏ ửng nhưng trẻ không có biểu hiện đau.
- Ngày 2: Trẻ vẫn sốt cao, kèm theo đó là biểu hiện như xuất huyết dưới da.
- Ngày 3: Những triệu chứng của bệnh ngày càng rõ rệt hơn. Một số biện pháp hạ sốt không mang lại hiệu quả, trẻ có thể bị chảy máu răng, chảy máu mũi,.. Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để được kịp thời điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ
Cách phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất là ngăn không cho trẻ bị muỗi đốt.
Để thực hiện được điều này, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Tuyệt đối không cho trẻ đến những vùng nhiều muỗi hoặc đang có dịch sốt xuất huyết.
- Sử dụng các loại rèm che cửa ra vào và cửa sổ, nhất là trong thời điểm đang bùng phát dịch sốt xuất huyết.
- Sử dụng các sản phẩm chống muỗi cho trẻ sơ sinh.
- Cho trẻ nằm trong màn để phòng ngừa muỗi đốt.
- Vệ sinh phòng của trẻ sạch sẽ, không để nước đọng trong các chậu cây, chai lọ, để hạn chế nguy cơ muỗi sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
- Dọn dẹp các nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, thu dọn vật dụng chứa nước cặn, lưu thông cống rãnh. Nhà cửa thoáng sạch, tránh để tối tăm, bí gió cho muỗi cư trú.
Kết luận
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.