Táo bón ở người lớn: Những điều cần biết
Táo bón là hiện tượng khá thường gặp song khi tình trạng này trở nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về táo bón, nguyên nhân gây ra táo bón và các phương pháp chẩn đoán táo bón nhé!
Táo bón là gì?
Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa là tình trạng đi tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài không kèm theo bất thường giải phẫu học hoặc sinh hóa. Số lần đi tiêu ít hơn hoặc bằng 3 lần/tuần. Tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành táo bón mạn tính.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón. Trong đó, táo bón nguyên phát có 3 nguyên nhân: Táo bón vận động ruột bình thường, táo bón vận động ruột chậm và rối loạn chức năng sàn chậu.
Phụ nữ đang mang thai và sau sinh, người cao tuổi và người bị rối loạn tiêu hóa là những đối tượng có nguy cơ cao bị táo bón.
Những đối tượng dễ bị táo bón
Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón.
- Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia… đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
- Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
- Trẻ em.
Trẻ em là đối tượng dễ bị táo bón
Nguyên nhân gây ra táo bón
Mỗi nhóm táo bón được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau bao gồm.
Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát:
- Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.
- Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
- Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.
Nguyên nhân gây táo bón thứ phát:
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
- Mắc bệnh lý thực thể: Nếu mắc các bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.
- Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì cũng gây táo bón.
- Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.
- Dùng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac); thuốc chứa codein và morphin; thuốc chống co giật… có thể gây táo bón.
Một số nguyên nhân gây táo bón
Các phương pháp chẩn đoán táo bón
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Táo bón:
- Tìm hiểu về tiền sử bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi về trẻ thông qua phụ huynh về những căn bệnh trong quá khứ của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ khai thác thêm thông tin về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của trẻ.
- Khám thực thể bằng cách đặt một ngón tay có đeo găng cao su vào hậu môn của trẻ để kiểm tra các bất thường của hậu môn và lấy một ít phân để xét nghiệm tìm máu trong phân.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm sau:
- X-quang bụng nhằm tìm xem có bất kỳ tắc nghẽn nào trong bụng của trẻ không.
- Chụp X-quang có thuốc cản quang: chụp vùng quanh hậu môn và trực tràng để xem khả năng giữ và thải phân.
- Sinh thiết trực tràng. Trong xét nghiệm này, một mẫu mô nhỏ được lấy từ niêm mạc trực tràng để xem các tế bào thần kinh có bình thường không.
- Đo áp lực hậu môn trực tràng (anorectal manometry): Trong xét nghiệm này, một loại ống mỏng gọi là ống thông được đặt vào trực tràng để kiểm tra mức độ nhạy cảm của trực tràng, khả năng hoạt động của trực tràng và khả năng hoạt động của cơ vòng hậu môn.
- Xét nghiệm máu.
Kết luận
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa thường gặp nhưng hoàn toàn có thể quản lý và phòng ngừa được. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục đều đặn, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị táo bón. Nếu táo bón kéo dài hoặc gây ra nhiều khó chịu, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của táo bón sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa. Hãy lắng nghe cơ thể mình và đừng bỏ qua những dấu hiệu bất thường.