Thuốc lợi tiểu Furosemide: công dụng, liều dùng, lưu ý sử dụng
Furosemide là thuốc thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai. Đây là một thuốc lợi tiểu được chỉ định nhiều trong các trường hợp bệnh lý tim mạch, thận… Qua bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ cho quý độc giả về một số thông tin của thuốc Furosemide để giúp sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.
Furosemide là thuốc gì?
Furosemide là thuốc thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai. Đây là một thuốc lợi tiểu được chỉ định nhiều trong các trường hợp bệnh lý tim mạch, thận…
Hàm lượng và bào chế
Furosemide có nhiều dạng bào chế khác nhau như:
- Dạng viên nén 20 mg, 40 mg hay 80 mg
- Dung dịch uống 40 mg/5 ml, 10 mg/ml, 20 mg/5ml
- Thuốc tiêm 10 mg/ml, 20 mg/2 ml.
Chỉ định
Furosemide là dẫn chất sulfonamid có tác dụng lợi tiểu mạnh, nhanh và phụ thuộc liều lượng. Furosemid thường được sử dụng trong điều trị: Phù phổi cấp; phù do tim, gan, thận và các loại phù khác; tăng huyết áp khi có tổn thương thận; tăng calci huyết.
Chống chỉ định
Không sử dụng Furosemide cho các trường hợp sau:
- Người cơ địa mẫn cảm hay dị ứng với hoạt chất Furosemide và các dẫn chất Sulfonamid, như Sulfamid điều trị bệnh đái tháo đường.
- Giảm thể tích máu, mất nước, hạ kali trong máu nặng, hạ natri trong máu nặng.
- Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan kèm theo xơ gan.
- Người bị vô niệu hoặc suy thận nguyên nhân do sử dụng các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
Công dụng của thuốc Furosemide
Furosemid là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai. Thuốc có khả năng kiểm soát tình trạng tăng huyết áp; phù nề cơ thể do suy tim, xơ gan, bệnh thận và giúp lợi tiểu nhờ các cơ chế sau:
- Tăng glucose huyết và thay đổi dung nạp glucose máu khiến hạ kali huyết, từ đó gây hạ huyết áp nhẹ.
- Ức chế khả năng đồng vận chuyển natri và clorua ở ống thận và nhánh lên của quai henle. Sự ức chế này dẫn tới tăng bài tiết nước và các ion Na+, Cl-, Ca+,.. ra khỏi cơ thể, từ đó giảm tình trạng sưng phù do tích muối và nước trong cơ thể.
- Furosemid có tác dụng giãn mạch thận, giảm sức cản ở mạch máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận. Nước tiểu được vận chuyển nhiều và dễ dàng hơn.
- Furosemid có tác dụng giãn tĩnh mạch và hiệu quả trong việc điều trị phù phổi.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị mà mỗi người sẽ được chỉ định liều lượng khác nhau. Đối với trẻ em, liều dùng thường dựa trên cân nặng. Người cao tuổi được chỉ định bắt đầu với liều thấp hơn để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ. Thuốc Furosemide có thể sử dụng trước hoặc sau ăn, nhưng tốt nhất là tránh dùng thuốc này trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ để hạn chế phải thức dậy để đi tiểu.
Điều trị tăng huyết áp: Liều khởi đầu khoảng 80mg, chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Sau đó bác sĩ sẽ phụ thuộc vào lượng thuốc được dung nạp để tiến hành điều chỉnh liều lượng hoặc phối hợp sử dụng cùng loại thuốc huyết áp khác.
Điều trị phù nề:
- Người lớn (từ 18-64 tuổi): Sử dụng liều khởi đầu là 20-80mg/ngày, uống 1 lần/ngày. Liều duy trì sẽ được xác định dựa trên phản ứng của cơ thể với thuốc. Liều duy trì có thể được sử dụng từ 1-2 lần/ngày.
- Trẻ em (từ 0-17 tuổi): Liều thông thường là 2mg/ngày, uống 1 lần/ngày. Tối đa sử dụng không quá 6 mg/kg.
- Liều dùng cho người cao tuổi (từ 65 trở lên) thường thấp hơn so với liều thông thường ở người lớn. Liều dùng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh của từng người.
Thuốc Furosemide gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nào?
Thường gặp
- Tuần hoàn: giảm thể tích máu trong trường hợp điều trị liều cao, hạ huyết áp tư thế.
- Chuyển hóa: mất cân bằng nước và điện giải bao gồm giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, nhiễm kiềm giảm clor huyết.
- Thận, tiết niệu: bệnh thận ở trẻ sơ sinh.
Ít gặp
- Hệ tạo máu: thiếu máu bất sản.
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Chuyển hóa: tăng acid uric huyết và bệnh gút, rối loạn lipid huyết, tăng đường huyết.
- Mắt: rối loạn thị giác, mờ mắt, vàng mắt.
- Tim mạch: rối loạn nhịp tim, còn ống động mạch trong giai đoạn sớm của trẻ sơ sinh.
- Tiêu hóa: khô miệng, khát nước, nôn/buồn nôn, rối loạn nhu động ruột, tiêu chảy, táo bón.
- Thận, tiết niệu: giảm bài niệu, tiểu tiện không tự chủ, tắc nghẽn đường tiểu.
- Tai: điếc có thể không hồi phục, đặc biệt ở bệnh nhân dùng cùng các thuốc có độc tính với tai.
Hiếm gặp
- Da: ban da, dị cảm, mày đay, ngứa, ban xuất huyết, viêm da tróc vảy, phản ứng mẫn cảm với ánh sáng (có thể nghiêm trọng).
- Phản ứng quá mẫn: viêm mạch, viêm thận kẽ, sốt.
- Máu: ức chế tủy xương, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu.
- Chuyển hóa: glucose niệu.
- Viêm tụy và vàng da ứ mật. Tai: ù tai, giảm thính lực.
Xử trí khi gặp trường hợp quá liều, quên liều
Nếu không may quên sử dụng thuốc hoặc dùng quá liều, bạn cần xử lý như sau:
Quên liều:
- Trong một vài trường hợp Furosemide chỉ sử dụng với liều 1 lần/ngày. Vì vậy bạn có thể không sử dụng thuốc chính xác theo một giờ. Tuy nhiên nếu dùng thuốc với liều lượng nhiều hơn và quên sử dụng, hãy bổ sung nó ngay lập tức.
- Hoặc bạn có thể bỏ qua liều đã quên nếu gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo. Không dùng hai liều một lúc để tránh nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Quá liều: Furosemide có thể gây các triệu chứng như cảm thấy khát nước hoặc nóng, đổ nhiều mô hôi, da khô nóng, yếu ớt, ngất xỉu,.. nếu sử dụng quá liều. Nếu gặp bất cứ triệu chứng nào, bạn cần gọi cấp cứu hoặc liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Khi sử dụng thuốc furosemide cần lưu ý điều gì?
Khi có dấu hiệu mất cân bằng điện giải bao gồm đau đầu, tụt huyết áp và chuột rút, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Việc bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali có thể được bác sĩ chỉ định cho những người bệnh có nguy cơ cao phát triển hạ kali huyết…
Tương tác của thuốc Furosemide
Furosemid khi sử dụng với các loại thuốc hay vitamin, sản phẩm hỗ trợ khác có thể tạo nên các tương tác thuốc. Để tránh xảy ra điều này, bạn cần báo với bác sĩ tất cả những sản phẩm mà bạn đang sử dụng.
Dưới đây là danh sách các loại thuốc kết hợp với Furosemide sẽ gây tương tác:
- Thuốc kháng sinh: Amikacin, gentamicin có thể tăng nguy cơ tổn thương thính giác.
- Thuốc chống động kinh: Phenytoin làm giảm tác dụng của Furosemide.
- Thuốc điều trị ung thư: Cisplatin, methotrexate tăng nguy cơ tổn thương thận.
- Lithium: Tăng nồng độ và tác dụng phụ.
- NSAID: Aspirin, indomethacin tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Đồ uống có cồn: Tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Sử dụng đồng thời với thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs và thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II: tăng nguy cơ suy thận cấp
Câu hỏi liên quan khi dùng Furosemide
Khi nào không nên sử dụng thuốc Furosemide?
Những người mẫn cảm với furosemide và dẫn chất sulfonamid không nên sử dụng loại thuốc này. Tốt nhất, bạn nên thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng để được kê đơn điều trị phù hợp.Ngoài ra, bệnh nhân đang trong trạng thái tiền hôn mê gan hoặc hôn mê gan cũng không được chỉ định dùng thuốc Furosemid. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh suy thận, vô niệu giảm thể tích máu, mất nước, hạ kali huyết nặng, hạ natri huyết nặng,… khuyến cáo không được sử dụng thuốc.
Cơ chế tác dụng của furosemide?
Furosemide là dẫn chất của acid anthranilic- thuộc nhóm thuốc lợi niệu quai. Furosemide có tác dụng lợi tiểu theo cơ chế: Phong toả cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai henle, làm tăng thải trừ Na+, Cl-, K+ kéo theo nước dẫn đến lợi niệu. Tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận, và giãn mạch thận, phân phối lại máu đến vỏ thận, kháng ADH tại ống lượn xa.
Kết luận
Furosemide là một loại thuốc lợi tiểu quai hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý tim mạch và thận. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Người dùng cần lưu ý các tác dụng phụ có thể gặp phải và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường. Tương tác thuốc cũng là yếu tố quan trọng cần được xem xét để tránh những ảnh hưởng không mong muốn. Furosemide là một công cụ hữu hiệu trong y học, giúp kiểm soát tình trạng sưng phù và huyết áp cao, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.