Biến chứng nguy hiểm của Viêm đa khớp dạng thấp
Triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp có triệu chứng rất đa dạng, gồm các triệu chứng của viêm khớp, triệu chứng toàn thân, triệu chứng ở các cơ quan khác.
Cứng khớp: Với những người bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài trên một giờ trước khi cảm thấy các khớp mềm ra;
Sưng khớp: Có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên;
Nóng da: Vùng da của khớp bị viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh;
Đỏ: Da vùng khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh;
Đau: Khi bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng đau là dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân là do hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.
Các triệu chứng toàn thân gồm:
- Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược;
- Chán ăn, có thể dẫn đến sụt cân;
- Đau nhức mỏi cơ toàn thân.
- Triệu chứng ở các cơ quan khác:
- Xuất hiện nốt thấp (hạt hay cục) nổi gồ lên mặt da, chắc, không đau, không di động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm, ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau;
- Trong một số trường hợp, có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng. Trong trường hợp nhịp thở ngắn lại thì cần phải điều trị;
- Có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây khàn giọng;
- Người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng, nhưng khi có triệu chứng sẽ khiến nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim;
- Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.
Biến chứng có thể gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý như:
- Loãng xương: do tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.
- Thấp khớp: Những vị trí khớp bị viêm có thể hình thành các khối mô cứng, chẳng hạn như khuỷu tay. Những nốt sần này cũng có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.
- Khô mắt và miệng: người bệnh dễ mắc phải hội chứng Sjogren – một rối loạn khiến mắt và miệng của bạn bị khô.
- Nhiễm trùng: Những loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp và chính bản thân bệnh có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bệnh tim mạch: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim.
- Bệnh phổi: tăng nguy cơ viêm các mô phổi, gây khó thở.
- Ung thư hạch: Bệnh làm tăng nguy cơ ung thư hạch – một nhóm bệnh ung thư máu trong hệ thống bạch huyết.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ phát triển:
- Loãng xương
- Hình thành những khối mô cứng xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, chẳng hạn như khuỷu tay. Không chỉ vậy, những nốt này còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi
- Khô mắt và miệng
- Nhiễm trùng
- Thành phần cơ thể bất thường. Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn, ngay cả ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
- Hội chứng ống cổ tay
- Bệnh tim mạch: bệnh làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch
- Bệnh phổi
- Dạ dày
Các cách chữa viêm đa khớp dạng thấp không cần phẫu thuật
Điều trị viêm khớp dạng thấp thường được chia thành các phương pháp chính: Điều trị bằng thuốc, điều trị hỗ trợ và phẫu thuật.
- Điều trị bằng thuốc
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng DMARD ở quá trình điều trị ban đầu. Những loại thuốc này giúp làm dịu các triệu chứng và kiềm chế tốc độ phát triển bệnh, cụ thể như: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine…
Điều trị nội khoa
- Thuốc sinh học: thuốc kháng IL-6 hay kháng TNF- alpha
- Thuốc ức chế JAK
- Thuốc giảm đau: giúp bệnh nhân dễ chịu khi cơn đau bùng phát
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen hoặc Diclofenac, Celecoxib hoặc Etoricoxib… Những loại thuốc này có thể giúp giảm đau, chống viêm ở khớp, chứ không có khả năng ngăn bệnh tiến triển.
- Thuốc Steroid: Steroid là loại thuốc mạnh có thể giúp giảm đau, giảm cứng khớp và chống viêm
- Bổ sung thực phẩm chức năng: dầu cá, dầu hoa anh thảo giúp giảm triệu chứng viêm của viêm khớp dạng thấp
Điều trị hỗ trợ
- Vật lý trị liệu
- Dụng cụ hỗ trợ: Trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn với các công việc hàng ngày đeo nẹp, mang giá đỡ, dùng đế lót giày… để giúp bạn bảo vệ khớp, cả khi ở nhà hay tại nơi làm việc.
- Liệu pháp bổ sung: Châm cứu, massage… để tăng cường lưu thông máu, giúp các khớp dẻo dai hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh với rau, trái cây, các loại đậu, hạt, ngũ cốc, cá và chất béo không bão hòa… có ích cho sức khỏe tổng thể nói chung và cơ xương khớp nói riêng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.