Viêm họng hạt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm họng hạt, “kẻ thù” dai dẳng thường xuyên “ghé thăm” các bé, mang đến những cơn sốt cao, đau họng dữ dội, khiến bé quấy khóc, biếng ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển. Là cha mẹ, ai cũng mong muốn che chở,bảo vệ con khỏi những căn bệnh, do đó, việc trang bị kiến thức về viêm họng hạt ở trẻ em là vô cùng cần thiết để có thể nhận biết sớm và có biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp cho bé.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ, song dưới đây là những lý do phổ biến nhất:
- Do các vi khuẩn, virus: Virus hợp bào, virus gây cúm, sỏi, virus adeno, phế cầu, H. influenzae – vi trùng trực cầu khuẩn gram âm, liên cầu khuẩn.
- Vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ hoặc sai cách.
- Thường xuyên ăn các đồ ăn quá cay nóng hoặc quá lạnh.
- Biến chứng của bệnh viêm họng cấp.
- Bị viêm xoang và viêm mũi.
- Biến chứng của viêm amidan mãn tính.
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.
- Mắc một số bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng…
Triệu chứng và cách nhận biết
Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em:
- Amidan bị sưng đỏ, xuất hiện các đốm trắng trong cổ họng. Đây là dấu hiệu rõ ràng và đặc trưng nhất của bệnh viêm họng hạt do trẻ bị vi khuẩn Streptococcus nhóm A xâm nhập.
- Sốt trên 38 độ C, ớn lạnh.
- Các tuyến dưới hàm sưng tấy, đau nhức.
- Trẻ bị khó nuốt, đau họng nên chán ăn, kèm theo đau đầu, đau bụng, nôn mửa.
- Một số trẻ bị nổi ban đỏ khắp người.
Đối với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi mà đã bị nhiễm liên cầu khuẩn, có thể trẻ sẽ chỉ bị sốt và chảy nước mũi đặc, đôi lúc có lẫn máu. Những triệu chứng khó chịu này làm bé cáu kỉnh và biếng ăn. Ngoài ra, trẻ bị viêm họng hạt thường sẽ bị sưng hạch ở cổ. Thông thường, ở những trẻ mới biết đi sẽ bị đau bụng gặp nhiều hơn đau họng, đôi lúc xuất hiện ban đỏ.
Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng nêu trên còn tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý của từng bé. Nếu bé bị viêm họng hạt kèm theo cảm lạnh, sổ mũi thì nguy cơ bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn thấp hơn.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa
Khi bé bị viêm họng hạt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được kê đơn kháng sinh điều trị bệnh hiệu quả. Để bệnh nhanh khỏi, trẻ cần uống thuốc đầy đủ và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Khi điều trị bằng kháng sinh, phụ huynh lưu ý không dừng thuốc sau vài ngày khi thấy các triệu chứng của con đã thuyên giảm, như vậy có thể tạo cơ hội để các vi khuẩn còn lại bị kháng thuốc và gây nhiễm trùng nặng hơn.
Ngoài ra, để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị viêm họng hạt, phụ huynh có thể:
- Cho trẻ uống nước trái cây hoặc nước mát để giúp giảm đau.
- Nếu trẻ đủ lớn có thể hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu cổ họng, bớt đau và ngứa.
- Có thể cho trẻ uống nước ấm pha với trà hoặc mật ong (lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).
- Nếu viêm họng hạt ở trẻ em làm bé bị đau nhiều, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin và tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Dùng máy phun sương hoặc máy tạo ẩm trong phòng của trẻ để giúp làm dịu cổ họng của trẻ, không bị khô cổ họng.
Kết luận
Viêm họng hạt là bệnh lý phổ biến ở trẻ em nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, duy trì môi trường sống trong lành và chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa bệnh. Nếu trẻ có biểu hiện của viêm họng hạt, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Thông qua việc trang bị đầy đủ kiến thức, cha mẹ sẽ có thể bảo vệ sức khỏe của con mình một cách hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.