Viêm tai giữa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị
Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến và đặc biệt thường gặp ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nguyên nhân có thể do các loại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tai, gây bệnh với những triệu chứng như: Đau tai, có dịch chảy ra, sốt,… Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu chi tiết về viêm tai giữa là gì cũng như các điều trị phòng ngừa qua các thông tin có trong bài viết sau đây.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến vùng tai giữa – nằm giữa màng nhĩ và cửa sổ ốc tai. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tai giữa, gây viêm và tích tụ dịch. Điều này dẫn đến các triệu chứng điển hình như đau tai, sốt, khó chịu, và đôi khi có thể kèm theo chảy mủ tai.
Tình trạng này thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng, khi các ống dẫn dịch từ mũi sang tai bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đến các biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mãn tính, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa là gì?
Bên cạnh tìm hiểu viêm tai giữa là gì, thì được biết đây là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi phần giữa của tai bị nhiễm trùng, với các dấu hiệu viêm tai giữa như sau:
- Triệu chứng đau tai rất phổ biến, ở trẻ lớn có thể bày tỏ rõ ràng là bị đau tai, trong khi trẻ nhỏ thường chỉ biểu hiện qua việc ngoáy tai hoặc quấy khóc nhiều hơn so với thường ngày.
- Trẻ bị viêm tai giữa thường trở nên cáu gắt, khó chịu hơn bình thường.
- Đau tai có thể khiến trẻ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
- Bị sốt.
- Khi bị viêm tai, tai có thể chảy ra dịch màu vàng, trong suốt hoặc có lẫn máu, nếu dịch mủ tích tụ nhiều trong tai, nó sẽ tạo áp lực lên màng nhĩ. Áp lực này có thể khiến màng nhĩ bị rách, và dịch mủ sẽ chảy ra ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến màng nhĩ bị rách ở trẻ em. Khi màng nhĩ bị rách, trẻ có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, nghe thấy tiếng ù ù, tiếng chuông reo hoặc tiếng nước chảy bên trong tai.
- Rối loạn thính giác dẫn đến nghe kém, ù tai, cảm giác như có nước trong tai.
- Mất cân bằng khi trẻ có thể đi loạng choạng, dễ ngã.
- Các triệu chứng khác: Cáu gắt, khó ngủ, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, giảm ăn, tắc nghẽn mũi,…
Bên cạnh đó, những người bị bệnh có thể gặp phải các triệu chứng viêm tai giữa khác ngoài những triệu chứng đã nêu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị để tránh các vấn đề lâu dài.
Các nguyên nhân viêm tai giữa
Viêm tai giữa thường khởi phát từ một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, điển hình là cảm lạnh hoặc cúm. Các tác nhân gây bệnh thường gặp bao gồm vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và một số loại virus. Khi nhiễm trùng lan tỏa, ống Eustachian – cấu trúc nối thông tai giữa với họng – có thể bị tắc nghẽn.
Sự tắc nghẽn này gây ứ đọng dịch tiết trong khoang tai giữa, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Quá trình viêm nhiễm diễn ra, gây ra các triệu chứng đặc trưng như đau tai, sốt, giảm thính lực và đôi khi có mủ chảy ra từ tai.
Cách chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa
Để chẩn đoán chính xác các vấn đề về tai của người bệnh, thông thường bác sĩ sẽ thực hiện một số kỹ thuật sau:
- Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn hoặc người nhà về các triệu chứng hiện tại, các bệnh lý tai mũi họng trước đây, và các yếu tố nguy cơ có thể liên quan.
- Khám tai mũi họng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám tai, mũi và họng để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường như đỏ, sưng, mủ, dịch, hoặc dị vật. Đối với tai, bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu và kính soi tai để quan sát kỹ hơn tai ngoài và màng nhĩ.
- Thử nghiệm tympanometry: Đây là một xét nghiệm đơn giản và không gây đau để đánh giá chức năng của tai giữa. Bác sĩ sẽ đặt một thiết bị nhỏ vào ống tai để tạo ra các thay đổi áp suất nhẹ và đo phản ứng của màng nhĩ. Kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp xác định xem có bất kỳ vấn đề nào về ống Eustachian hoặc dịch trong tai giữa hay không.
Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên nhiều yếu tố như tuổi, sức khỏe tổng quát, loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh,… với các phương pháp:
- Theo dõi và chờ đợi: Đối với nhiều trường hợp nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi và chờ đợi, kết hợp với việc cho trẻ dùng thuốc giảm đau như ibuprofen để giảm triệu chứng. Phương pháp này được áp dụng khi nhiễm trùng có khả năng tự khỏi.
- Kháng sinh: Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc kéo dài, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Các loại thuốc này giúp giảm đau và hạ sốt cho trẻ, làm dịu các triệu chứng khó chịu.
- Thuốc nhỏ tai: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ tai để giảm viêm và sưng.
Cách phòng ngừa viêm tai giữa nhằm đảm bảo sức khỏe
Để bảo vệ sức khỏe tai và phòng ngừa viêm tai giữa, việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh là vô cùng quan trọng.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường: Hãy dạy trẻ thói quen rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, không nên dùng chung đồ ăn, đồ uống với người khác để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
- Bảo vệ trẻ khỏi môi trường ô nhiễm: Khói thuốc lá là một trong những tác nhân gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Hãy tạo một môi trường sống trong lành cho bé bằng cách không cho phép ai hút thuốc trong nhà và hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nhiều khói thuốc.
- Dùng sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với nhiều kháng thể giúp cường miễn dịch, bảo vệ trẻ tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng, trong đó có nhiễm trùng tai, nên nếu có thể, hãy cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
- Cho trẻ bú bình an toàn: Đối với trẻ bú bình, cần lưu ý giữ cho trẻ ở tư thế ngồi thẳng khi bú để tránh nguy cơ sặc sữa, không nên cho trẻ bú khi đang nằm.
- Thực hiện tiêm chủng: Tiêm chủng là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết lịch tiêm chủng phù hợp cho con. Các loại vắc xin như cúm mùa, phế cầu khuẩn và một số loại vắc xin vi khuẩn khác có thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.
Với thông tin trên, chắc hẳn đã giúp bạn nắm nước viêm tai giữa là gì, đây là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Nhưng với những kiến thức và khả năng nhận biết bệnh kịp thời, cha mẹ hoàn toàn có thể tự tin chăm sóc bé nhà mình. Nếu phát hiện các tình trạng bất thường ở trẻ giống với những triệu chứng được Pharmacity liệt kê trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.