Xóa Tan Nỗi Lo Táo Bón Mùa Tựu Trường: Bí Quyết Giúp Bé Khỏe Mạnh, Học Tập Vui Vẻ
Mùa tựu trường là thời điểm các bé háo hức chuẩn bị cho một hành trình học tập mới. Tuy nhiên, sự thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống có thể khiến trẻ dễ mắc táo bón, đặc biệt khi tỉ lệ trẻ em bị táo bón lên đến 30%. Đừng để táo bón làm gián đoạn niềm vui học tập của bé – cùng tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả!
Ai có nguy cơ mắc táo bón?
Hầu như ai cũng từng bị táo bón ít nhất một lần trong đời, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao hơn. Trong đó, tỷ lệ mắc táo bón chức năng(*) ở người cao tuổi là gần 27%, tỷ lệ mắc cao hơn ở nữ giới(1). Trẻ em có tỉ lệ mắc táo bón lên đến 30%, với 95% là táo bón chức năng(2). Điều này đồng nghĩa với việc, cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn, cũng như lưu ý dùng thuốc nhuận tràng phù hợp để giảm nguy cơ mắc và tái phát táo bón ở trẻ em và người cao tuổi.
Trẻ em là đối tượng dễ bị táo bón, đặc biệt vào những thời điểm thay đổi như chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc, thay đổi sữa hoặc khi bắt đầu đi học. Táo bón chức năng(*) chiếm đến 95% các trường hợp trẻ bị táo bón(2), không phải do bệnh lý mà do thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn, cũng như lưu ý dùng thuốc nhuận tràng phù hợp để giảm nguy cơ mắc và tái phát táo bón của con trong mùa tựu trường này nhé!
(*) Táo bón chức năng là tình trạng phổ biến nhất. Táo bón chức năng biểu hiện bằng việc giảm số lần đi tiêu, khó tống xuất phân mà không phải do các yếu tố bệnh lý hay thuốc gây ra.
Làm Thế Nào Để Giúp Bé Xóa Tan Táo Bón?
Đối với táo bón chức năng, việc điều trị cần đạt hiệu quả và toàn diện. Để điều trị táo bón và ngăn ngừa tái phát hiệu quả cần kết hợp cả hai phương pháp điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc
Việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện táo bón ở trẻ:
– Bổ sung chất xơ: Chất xơ giúp nhuận tràng tự nhiên, giữ nước cho phân, làm mềm và dễ dàng thải ra ngoài. Hãy bổ sung vào chế độ ăn mỗi ngày của trẻ các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Thay đổi đa dạng thức ăn để đường ruột của trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt, từ đó tính chất phân cũng thuận lợi cho việc đi phân ra ngoài hơn.
– Uống đủ nước: Trẻ cần uống đủ lượng nước mỗi ngày để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Hãy đảm bảo bé uống từ 1-1,5 lít nước mỗi ngày (trẻ 3-6 tuổi). Tập thói quen cho trẻ uống nước thường xuyên trong ngày, không để quá khát nước rồi mới uống nước.
– Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm tốt nhất để bé tập thói quen đi tiêu, giúp giảm nguy cơ táo bón.
– Ở trẻ em, việc thay đổi sữa có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Do đó, thay đổi loại sữa phù hợp có thể giúp ích trong việc cải thiện táo bón ở trẻ. Lưu ý pha sữa cho trẻ đúng lượng nước và bột sữa theo hướng dẫn, và dùng đúng sữa thích hợp cho từng độ tuổi để tránh gây táo bón.
– Vận động thường xuyên: Ba mẹ hãy khuyến khích con tập các bài tập thể chất đơn giản như chạy bộ, vận động nhẹ nhàng. Những hoạt động này không chỉ giúp cơ thể bé linh hoạt hơn mà còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón. Việc duy trì thói quen vận động hàng ngày cũng giúp bé tăng cường sức khỏe toàn diện, đảm bảo năng lượng cho những ngày đến lớp.
Điều trị bằng thuốc
Bên cạnh việc thay đổi lối sống, việc lựa chọn và sử dụng thuốc điều trị táo bón phù hợp sẽ giúp ích nhiều trong việc kích thích nhu động ruột, tăng khối lượng phân và tần suất đi tiêu ở trẻ em. Thuốc sử dụng trong điều trị táo bón (được gọi là thuốc nhuận tràng) có nhiều loại khác nhau và tác dụng theo những cơ chế riêng biệt.
Nhuận tràng kích thích:
Nhóm thuốc này có cơ chế hoạt động là kích thích các dây thần kinh ở ruột kết, từ đó làm tăng nhu động ruột để đẩy nhanh quá trình đào thải phân ra ngoài cơ thể. Các thuốc thuộc nhóm này không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi và không nên dùng thường xuyên vì có thể gây rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali huyết, mất trương lực ruột khi sử dụng lâu dài.
Nhuận tràng tạo trơn (hay bơm thụt):
Loại thuốc này hoạt động theo cơ chế đưa thuốc vào thẳng trực tràng để kích thích nhu động ruột, tạo cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức. Không nên dùng bơm thụt thường xuyên vì có thể gây tổn thương trực tràng, nhiễm trùng hoặc gây mất cân bằng điện giải,…
Nhuận tràng thẩm thấu:
Trong các hướng dẫn về điều trị táo bón ở trẻ em và người cao tuổi, nhóm nhuận tràng thẩm thấu (bao gồm Lactulose) được khuyến cáo ưu tiên sử dụng trong điều trị duy trì, theo hướng dẫn điều trị táo bón của Hội Nhi khoa Việt Nam(3) và Tổ chức Tiêu hóa Thế giới(4).
Lactulose – giải pháp điều trị táo bón hiệu quả
Lactulose là một đường đôi, hầu như không được hấp thu ở đường tiêu hóa. Khi đến ruột già, Lactulose được các vi khuẩn tại đây phân hủy thành các acid béo chuỗi ngắn và làm giảm pH trong lòng đại tràng. Đồng thời, áp lực thẩm thấu cũng gia tăng làm tăng giữ nước trong lòng ruột giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân, giảm thời gian lưu trú của phân nhờ kích thích nhu động ruột. Từ đó, giúp việc đi tiêu trở lại bình thường(5).
So với các thuốc điều trị táo bón khác, Lactulose mang lại nhiều lợi ích trong điều trị táo bón với cơ chế tác dụng kép: vừa giúp điều trị táo bón, vừa giúp tăng sinh lợi khuẩn ruột, giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa lâu dài.
Lactulose giúp cải thiện tần suất đi tiêu và tính chất phân
Lactulose được chứng minh mang lại hiệu quả điều trị táo bón cao. Ở trẻ em, dùng Lactulose trong 6 tuần, có số lần đi tiêu được cải thiện đến 83% và làm mềm phân với tính chất phân được cải thiện đến 53%(6).
Lactulose – Tăng sinh vi khuẩn có lợi đường ruột
Ngoài tác dụng nhuận tràng hiệu quả trong điều trị táo bón, Lactulose có đặc tính tăng sinh vi khuẩn có lợi trong đường ruột mà các nhóm thuốc khác không có. Lactulose như là 1 một chất tiền sinh học – prebiotic, có khả năng kích thích sự phát triển của những vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacteria, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. So với giả dược, với liều 10g/ngày Lactulose giúp tăng sinh 1000 lần lợi khuẩn Bifidobacteria sau 4 tuần điều trị(7)(8).
Đồng thời, Lactulose cũng ức chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại như Clostridium và Coliforms, góp phần cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột(7)(8). Tác dụng gia tăng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn của Lactulose góp phần hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả và phục hồi chức năng hàng rào niêm mạc ruột. Đây là một lợi ích rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch lâu dài cho trẻ em.
Ba mẹ hãy tham khảo và lựa chọn giải pháp phù hợp với con nhé! Mùa tựu trường sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi bé tự tin, không còn nỗi lo về táo bón!
Tài liệu tham khảo:
- Arco S, et al. Functional Constipation in Older Adults: Prevalence, Clinical Symptoms and Subtypes, Association with Frailty, and Impact on Quality of Life. Gerontology. 2022;68(4):397-406. doi: 10.1159/000517212.
- Manu R Sood, et al. Functional constipation in infants, children, and adolescents: Clinical features and diagnosis – Uptodate 2021
- Bản đồng thuận chẩn đoán và xử trí táo bón chức năng trẻ em – Hội Nhi khoa Việt Nam
- Lindberg G, et al. World Gastroenterology Organisation global guideline: Constipation–a global perspective. J Clin Gastroenterol. 2011 Jul;45(6):483-7. doi: 10.1097/MCG.0b013e31820fb914.
- Schumann C. Medical, nutritional and technological properties of lactulose. An update. Eur J Nutr. 2002 Nov;41 Suppl 1:I17-25. doi: 10.1007/s00394-002-1103-6.
- Cao Y, Liu SM. Lactulose for the treatment of Chinese children with chronic constipation: A randomized controlled trial. Medicine (Baltimore). 2018 Dec;97(52):e13794. doi: 10.1097/MD.0000000000013794.
- Bouhnik Y, et al. Lactulose ingestion increases faecal bifidobacterial counts: a randomised double-blind study in healthy humans. Eur J Clin Nutr. 2004 Mar;58(3):462-6. doi: 10.1038/sj.ejcn.1601829.
- Ballongue J, et al. Effects of lactulose and lactitol on colonic microflora and enzymatic activity. Scand J Gastroenterol Suppl. 1997;222:41-4. doi: 10.1080/00365521.1997.11720716.