Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bướu cổ là gì? Những điều cần biết về bướu cổ
Bệnh bướu cổ đang ngày càng phổ biến và trở thành mối lo ngại của không ít người về sức khỏe cá nhân và gia đình, đặc biệt là khi lối sống hiện đại đã khiến chúng ta mất cân bằng trong việc ăn uống, nghỉ ngơi. Vậy bệnh bướu cổ khi nào cần điều trị? Và có cách nào để phát hiện sớm các triệu chứng không? Mời bạn tham khảo ngay bài viết này nhé.
Bướu cổ là gì?
Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.
Bướu cổ được chia làm ba nhóm là:
- Bướu cổ lành tính: Hay gặp nhất chiếm 80% các trường hợp. Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu.
- Ung thư
- Rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp
Triệu chứng
Tùy từng loại bướu khác nhau mà triệu chứng bướu cổ có thể chỉ có các dấu hiệu tại chỗ hoặc có các biểu hiện tại chỗ kèm theo các dấu hiệu toàn thân khác.
Dấu hiệu toàn thân có thể có trong bệnh bướu cổ:
- Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, khô da, thường xuyên bị lạnh
- Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, gầy sút cân
- Lồi mắt
- Thay đổi giọng nói, thường gặp là khàn giọng.
Có khối ở cổ, dấu hiệu tại chỗ phụ thuộc vào kích thước của bướu. Khi bướu nhỏ hầu như người bệnh không có cảm nhận gì, khi bướu lớn gây chèn ép các thành phần gần tuyến giáp như khí quản, thực quản, các dây thần kinh thì có thể có các biểu hiện sau:
Nguyên nhân
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hoặc sự phát triển của tuyến giáp có thể dẫn đến bướu cổ.
- Thiếu hụt iod: iod cần cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu không có cung cấp đủ iod trong chế độ ăn uống, việc sản xuất hormone giảm xuống. Do đó tuyến giáp phát triển làm tăng kích thước nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể.
- Viêm tuyến giáp Hashimoto: Viêm tuyến giáp Hashimoto là một rối loạn tự miễn, do hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh. Các mô bị tổn thương và bị viêm của tuyến giáp không sản xuất đủ hormone (suy giáp), qua đó thúc đẩy tuyến giáp tạo ra nhiều hormone gây phì đại tuyến giáp.
- Bệnh Graves: Đây cũng là rối loạn tự miễn dịch khác của tuyến giáp khi hệ thống miễn dịch sản xuất một loại protein bắt chước TSH. Loại protein giả mạo này thúc đẩy tuyến giáp sản xuất quá mức hormone (cường giáp) và có thể dẫn đến tăng kích thước tuyến giáp.
- Bướu giáp nhân: Nhân giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành. Một người có thể có một nốt hoặc nhiều nốt (bướu cổ đa nhân). Nguyên nhân của các nhân giáp này không rõ ràng, nhưng có thể có nhiều yếu tố – di truyền, chế độ ăn uống, lối sống và môi trường. Hầu hết các nhân giáp không phải là ung thư (lành tính).
- Ung thư tuyến giáp: ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn các loại ung thư khác và thường có thể điều trị được. Khoảng 5% người có nhân giáp được phát hiện là ung thư.
- Thai kỳ: Hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai – HCG, có thể khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và hơi to ra.
- Tình trạng viêm nhiễm: Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm tuyến giáp do rối loạn tự miễn dịch, nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do thuốc. Tình trạng viêm có thể gây ra cường giáp hoặc suy giáp.
Đối tượng nguy cơ
Người có nguy cơ bị bướu cổ nếu rơi vào những trường hợp sau:
- Tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp, nhân giáp và các vấn đề khác ảnh hưởng đến tuyến giáp
- Không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống, thiếu i-ốt do các nguyên nhân khác
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao hơn nam giới
- Trên 40 tuổi. Lão hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tuyến giáp
- Xạ trị vùng cổ hoặc ngực. Do bức xạ có thể làm thay đổi hoạt động của tuyến giáp.
- Béo phì
- Kháng insulin
- Hội chứng chuyển hóa
Chẩn đoán
Để chẩn đoán căn bệnh này, không chỉ dựa vào các dấu hiệu bệnh bướu cổ thông thường, bác sĩ thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng và kết quả từ các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận. Cụ thể như sau:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể.
- Siêu âm: Sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh tuyến giáp.
- Sinh thiết: Xét nghiệm mẫu mô tuyến giáp để đánh giá khối bướu là lành tính hay ác tính.
- Chụp tuyến giáp: Trong xét nghiệm này, thuốc nhuộm phóng xạ được đưa vào cơ thể người bệnh nhằm giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh tuyến giáp tốt hơn. Lưu ý là nếu bản thân từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nhuộm nào, bạn nên cho bác sĩ biết điều này trước khi thực hiện.
Phòng ngừa bệnh
Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao kết quả điều trị, bao gồm các phương pháp sau:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ iot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu iot như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối iot là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod.
- Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Điều trị bướu cổ như thế nào?
Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ của bệnh nhân mà có những biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên có 3 phương pháp chính như sau:
- Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.
- Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc giúp đưa hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này được áp dụng để điều trị bướu cổ có biểu hiện do rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng sau xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh nhân sử dụng thuốc tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau những lần tái khám bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng hormone để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc.
- Xạ trị tuyến giáp: là phương pháp sử dụng i-ốt phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp. Đây là phương pháp hiện đại, tuy rằng có giá thành cao nhưng hiệu quả điều trị rất tốt.
- Phẫu thuật tuyến giáp: đây là phương pháp được ưu tiên để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định, nếu K giáp gần như cắt bỏ toàn bộ hoặc nhân độc thì chỉ cắt một phần tuyến giáp độc.
Bướu cổ hầu hết là bệnh lành tính, khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Do đó nếu bệnh nhân phát hiện thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường mà chúng tôi liệt kê trên bài viết thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.